doc truyen tranh, danh ba website, sua cua cuon, sua cua cuon,
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
LUẬT SƯ THỜI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: BI HÀI CHUYỆN THẦY CÃI CHỐN PHÁP ĐÌNH
“Chạy sô” như ca sĩ, ngủ gật trong phiên xử, “mắng vốn” chủ tọa không đủ tư cách, bị thư ký tòa quát vì bào chữa nói to… Giới luật sư đã có nhiều tình huống hài hước, “dở khóc dở cười” trong chốn pháp đình uy nghiêm.  

“Chạy sô” như ca sĩ, ngủ gật trong phiên xử, “mắng vốn” chủ tọa không đủ tư cách, bị thư ký tòa quát vì bào chữa nói to… Giới luật sư đã có nhiều tình huống hài hước, “dở khóc dở cười” trong chốn pháp đình uy nghiêm.

Thiên chức của người luật sư là bào chữa và tìm ra những tình tiết để bảo vệ cho thân chủ mình tại tòa. Tuy nhiên, trên thực tế, có không ít vị lại “quên” nhiệm vụ tối ưu ấy của mình.

Điển hình là trong phiên xét xử vụ giết dã man họ hàng bên vợ do Hồ Minh Cường thực hiện. Khi vị chủ tọa đã công bố xong phần thủ tục liền quay sang hỏi luật sư có ý kiến gì không thì phát hiện vị này đã “biến mất” dù trước đó ông này vẫn ngồi đăm chiêu với đống hồ sơ trên tay. Do không muốn gián đoạn phiên tòa, một mặt, vị chủ tọa đề nghị Viện kiểm sát đọc cáo trạng, mặt khác ông đề nghị thư ký đi “lùng” luật sư.

Lo ngại sẽ vi phạm thủ tục tố tụng (vì vắng mặt luật sư) nên vị chủ tọa cứ nhấp nha nhấp nhổm dõi mắt khắp phòng xử. Cho đến khi vị công tố đọc xong bản cáo trạng mà bóng dáng thầy cãi vẫn bặt tăm nên Hội đồng xét xử đành tuyên bố tạm dừng phiên tòa để “tìm cho được luật sư” khiến cả khán phòng ngơ ngác.

Một hồi lâu sau, anh thư ký trẻ xuất hiện với khuôn mặt ỉu xìu vì “bó tay” không biết ông luật sư “lặn” nơi đâu. Lúc này, chủ tọa đành tuyên bố hoãn xử vào ngày khác. Ngay lập tức, gia đình nạn nhân phản ứng dữ dội vì đã phải chờ đợi quá lâu ngày tên thủ ác đền tội khiến Hội đồng xét xử đành tiếp tục chờ luật sư. Vài chục phút sau đó, vị luật sư mới lò dò xuất hiện với vẻ mặt hớt hải tràn đầy lo lắng khi biết việc mình đã gây ra. Lý do là ông bận “chạy sô” cho một thân chủ ở phiên tòa khác.

Chưa dừng lại ở đó, đến phần bào chữa cho Cường, anh luật sư trẻ này trình bày ngắn gọn: “Tôi có mặt ở đây chỉ vì làm nghĩa vụ của luật sư khi bị cáo bị truy tố vào khung hình phạt cao nhất là tử hình (những bị cáo bị truy tố khung hình phạt cao được tòa mời luật sư bảo vệ miễn phí), chứ thực tâm cũng rất bức xúc về những hành vi phạm tội của thân chủ mình. Tôi đồng ý với quan điểm luận tội và mức án của Viện Kiểm sát, bị cáo thật sự… chẳng có một tình tiết giảm nhẹ nào”.

Ở phiên xét xử tranh chấp giành quyền làm chủ cây xăng Ngọc Đến (Tân Bình, TP HCM), một vị luật sư đã không ngại “sửa lưng” tòa khi cho rằng quyền hạn của mình đã bị “xâm phạm”.

Số là, trong suốt buổi xử, vị chủ tọa luôn miệng “lưu ý” bên nguyên và bên bị phải nói ngắn gọn. Đến phần luật sư trình bày quan điểm, chủ tọa cất tiếng: “Xin ‘lưu ý’ luật sư chỉ nói những vấn đề mới, còn những cái đã trình bày rồi không nhắc lại nữa, tránh làm mất thì giờ của tòa…”. Ngay lập tức vị luật sư đáp: “Tôi cũng xin ‘lưu ý’ với tòa rằng, khi đã đứng ở đây là tôi đã hiểu rõ quyền của mình. Tôi biết mình phải nói gì và không nên làm gì”.

Thấy thái độ gay gắt của ông luật sư, chủ tọa nhẹ nhàng: “Tòa chỉ muốn nhắc nhở để luật sư đi thẳng vào vấn đề cần thiết thôi”. “À vâng, nhưng nếu tòa ‘lưu ý’ tôi thì tôi cũng xin ‘lưu ý’ tòa vậy mà”, vị luật sư nói nhanh trong sắc mặt lạnh lùng. Phía trên, Hội đồng xét xử nhìn nhau im lặng.

Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp cá biệt cho những ông thầy cãi thuộc hàng “lão làng” của giới làm luật. Còn với những luật sư “non” nghề, phản ứng thái quá lại mang đến cho mình nhiều phiền phức.

Điển hình như trong phiên xử Phan Thị Yên Phương với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tàn sản”, vị luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo phản đối phiên tòa vì cho rằng đã “vi phạm tố tụng” bằng cách… “ngủ thiêm thiếp ngon lành” không màng đến sự có mặt của hàng chục phóng viên các báo đài xung quanh, hay thái độ khó chịu của Hội đồng xét xử.

Đến khi được phát biểu quan điểm, anh này luôn bị chủ tọa bắt lỗi những vấn đề “tế nhị” như: “Luật sư trình bày với tòa sao lại nói trống không thế?” hay “Luật sư chỉ cần viện dẫn điều khoản thôi, chứ đây đâu phải chỗ cho luật sư giảng bài cho sinh viên hay trả bài cho thầy giáo mà phải đọc nguyên văn Bộ luật hình sự?”…

Không thể yêu cầu ngừng phiên tòa và thay đổi Hội đồng xét xử khác, chàng luật sư trẻ bức xúc: “chủ tọa phiên tòa không đủ tư cách!”. Hậu quả đến ngay tức thì: Vị chủ tọa mời luật sư về chỗ kèm với lời cảnh cáo “sẽ có văn bản kiến nghị đến Sở tư pháp và Ban chủ nhiệm đoàn luật sư vì đã có những lời lẽ, thái độ không nghiêm túc tại phiên tòa”.

Lại có luật sư gặp tình huống dở khóc dở cười từ “cô thư ký xinh đẹp”. Như trong phiên xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà giữa chủ đầu tư tòa nhà The Manor và khách hàng. Luật sư phía nguyên đơn đang hùng hồn, hăng hái phát biểu quan điểm bảo vệ của mình bỗng giọng cô thư ký phiên tòa gắt lên thảng thốt: “Này! này!… Luật sư nói be bé thôi. Ông nói to như thế tôi không thể nào nghe mà viết biên bản được…”.

Vị luật sư “có tiếng” này chỉ biết trợn mắt, tròn miệng trước tình huống… ngoài sức tưởng tượng này. Mặt ông cứ thế đỏ lên rần rần, còn cô thư ký cũng kịp đưa tay bịt miệng chặn lời. Sau lời can thiệp của bà chủ tọa, phiên tòa lại tiếp tục. Nhưng rõ ràng giọng nói của vị luật sư bớt “lảnh lót” hơn trước.

Bên cạnh đó phải kể đến những phiên tòa, nơi luật sư đã biến nó thành “sàn diễn” cho riêng mình. Trong phiên xử tội danh “môi giới hối lộ”, tòa phải mất một khoảng thời gian khá dài để thẩm tra lý lịch các bị cáo. Đến phần xác định luật sư bào chữa cho từng người, chủ tọa mới phát hiện ra một vị lại đảm trách vai trò “bảo vệ” cho cả hai bị cáo mà quyền lợi của họ này hoàn toàn… trái ngược nhau.

Cho rằng điều này là sai tố tụng nên chủ tọa đề nghị luật sư “phải từ chối một thân chủ”. Ông này lúc đó mới đứng lên mỉm cười: “Vậy thôi, đề nghị Hội đồng xét xử cho hoãn phiên tòa để tôi mời thêm luật sư khác bào chữa cho một thân chủ…”

Mặc kệ vị đại diện Viện kiểm sát chỉ trích “sai sót” này của mình, mặc kệ vẻ mặt khó chịu của “vị đồng nghiệp” cạnh bên, ông luật sư vừa cười vừa xếp hồ sơ vào cặp…

SOURCE: VNE

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân