doc truyen tranh, danh ba website, sua cua cuon, sua cua cuon,
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 22/2006/HS–GĐT NGÀY 01–8–2006 VỀ VỤ ÁN TRẦN NGỌC BÍCH CÙNG CÁC BỊ CÁO KHÁC PHẠM CÁC TỘI “TRỐN THUẾ” VÀ “THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG”
Ngày 01 tháng 8 năm 2006, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án hình sự đối với: 1. Võ Văn Hường, sinh 1962 tại Cămpuchia; trú tại E25/7C ấp Hiệp Hoà, xã Tân Hiệp, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh; khi phạm tội là Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh; con ông Võ Văn Hổ và bà Nguyễn Thị Kim Hoa (đều đã chết). 2. Trần Ngọc Bích, sinh năm 1972 tại tỉnh Tây Ninh; trú tại: Ô1, ấp Thanh Bình A, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh; nghề nghiệp: buôn bán; con ông Trần Minh Ửng (chết) và bà Đinh Thị Đàng; bị bắt giam ngày 30-01-2004. 3. Tiêu Văn Tố, sinh năm 1979 tại Cămpuchia; trú tại: Ô1, ấp Thanh Bình A, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh; dân tộc Khmer; quốc tịch Cămpuchia; nghề nghiệp: buôn bán; con ông Tiêu Văn Bảo và bà Võ Thị Nhan (Prak Nhan); bị bắt giam ngày 23-3-2003. 4. Tiêu Thị Nhung, (Chanh Ra Vy) sinh ngày 26-4-1985 tại Cămpuchia; trú tại: Ô1, ấp Thanh Bình A, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh; dân tộc Khmer; quốc tịch Cămpuchia; nghề nghiệp: buôn bán; con ông Tiêu Văn Bảo và bà Võ Thị Nhan (Prak Nhan); bị bắt giam ngày 30-01-2004. (Trong vụ án còn có 28 bị cáo khác, bị kết án về các tội “trốn thuế” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”).

QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 22/2006/HS-GĐT
NGÀY 01-8-2006 VỀ VỤ ÁN TRẦN NGỌC BÍCH
CÙNG CÁC BỊ CÁO KHÁC PHẠM CÁC TỘI “TRỐN THUẾ”
VÀ “THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG”

 

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

...

Ngày 01 tháng 8 năm 2006, tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án hình sự đối với:

1. Võ Văn Hường, sinh 1962 tại Cămpuchia; trú tại E25/7C ấp Hiệp Hoà, xã Tân Hiệp, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh; khi phạm tội là Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh; con ông Võ Văn Hổ và bà Nguyễn Thị Kim Hoa (đều đã chết).

2. Trần Ngọc Bích, sinh năm 1972 tại tỉnh Tây Ninh; trú tại: Ô1, ấp Thanh Bình A, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh; nghề nghiệp: buôn bán; con ông Trần Minh Ửng (chết) và bà Đinh Thị Đàng; bị bắt giam
ngày 30-01-2004.

3. Tiêu Văn Tố, sinh năm 1979 tại Cămpuchia; trú tại: Ô1, ấp Thanh Bình A, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh; dân tộc Khmer; quốc tịch Cămpuchia; nghề nghiệp: buôn bán; con ông Tiêu Văn Bảo và bà Võ Thị Nhan (Prak Nhan); bị bắt giam ngày 23-3-2003.

4. Tiêu Thị Nhung, (Chanh Ra Vy) sinh ngày 26-4-1985 tại Cămpuchia; trú tại: Ô1, ấp Thanh Bình A, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh; dân tộc Khmer; quốc tịch Cămpuchia; nghề nghiệp: buôn bán; con ông Tiêu Văn Bảo và bà Võ Thị Nhan (Prak Nhan); bị bắt giam ngày 30-01-2004.

(Trong vụ án còn có 28 bị cáo khác, bị kết án về các tội “trốn thuế” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”).

NHẬN THẤY:

Vào lúc 21 giờ ngày 23-3-2003, Công an tỉnh Tây Ninh phát hiện trái cây trên xe nhiều hơn so với tờ khai nhập khẩu nên đã kiểm tra xe ô tô tải biển kiểm soát số 54S-5119 do Trần Văn Hồng điều khiển chở trái cây cho Nguyễn Thị Hạnh chủ doanh nghiệp tư nhân “Hạnh Phúc” từ cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh về chợ Cầu Muối thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã làm rõ việc chủ hàng nhập trái cây từ Cămpuchia về Việt Nam là gia đình bà Võ Thị Nhan (gồm hai con bà Nhan là Tiêu Văn Tố, Tiêu Thị Nhung và em dâu là Trần Ngọc Bích) đã thoả thuận với Nguyễn Thị Hạnh bao thuế nhập khẩu trái cây qua cửa khẩu Mộc Bài. Qua đối chiếu sổ sách ghi chép và Tờ khai hải quan thể hiện số trái cây thực nhập từ tháng 5-2002 đến ngày 23-3-2003 là:

+ Tổng số hàng trái cây thực nhập:              876.938 kg

+ Số tiền thuế nhập khẩu phải nộp:              6.621.873.923 đồng

+ Số trái cây đã kê khai nộp thuế nhập khẩu:          78.050 kg

+ Số tiền thuế nhập khẩu Hạnh đã nộp:                    473.006.528 đồng

+ Số tiền đã trốn thuế:                                              6.148.867.395 đồng

Số tiền trốn thuế các bị cáo được hưởng do Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát tỉnh Tây Ninh xác định là:           

- Nguyễn Thị Hạnh:                                                   2.843.146.787 đồng

- Trần Ngọc Bích:                                                      2.837.949.562 đồng

- Tiêu Văn Tố và Tiêu Thị Nhung                  407.644.632 đồng

Số tiền này nếu so với số tiền đã trốn thuế nêu trên thì còn thiếu 60.126.414 đồng. Ngoài ra, Cơ quan điều tra còn làm rõ hành vi thiếu trách nhiệm của 26 bị cáo đều là cán bộ nhân viên Hải quan cửa khẩu Mộc Bài, trong đó có Võ Văn Hường với chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài từ tháng 7-2002 đến tháng 10-2002 đã ký thông quan 18 Tờ khai hải quan cho nhập khẩu hàng trái cây vào nội địa, cụ thể: số lượng hàng trái cây thực nhập qua cửa khẩu 121.214kg; số hàng đã kê khai Hải quan kiểm hoá là 11.100 kg; số hàng gian lận trốn thuế là 110.114 kg; số tiền trốn thuế là 779.116.892 đồng.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 282/2004/HSST ngày 31-12-2004, Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh áp dụng các điểm a, b, c khoản 4 Điều 153; khoản 2 Điều 46; điểm a khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự xử phạt: Trần Ngọc Bích 12 năm tù về tội “buôn lậu”; áp dụng các điểm a, d khoản 3 Điều 153; khoản 1, 2 Điều 46; điểm a khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự: xử phạt Tiêu Văn Tố 07 năm tù về tội “buôn lậu” và 07 năm tù về tội “vận chuyển trái phép chất ma tuý”; áp dụng các điểm a, d khoản 3 Điều 153; khoản 1, 2 Điều 46; Điều 47; điểm a khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự: xử phạt Tiêu Thị Nhung 03 năm tù về tội “buôn lậu”; áp dụng khoản 2 Điều 285; khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt: Võ Văn Hường 04 năm tù về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; áp dụng Điều 41 Bộ luật hình sự: buộc Trần Ngọc Bích nộp 2.837.949.562 đồng; Tiêu Văn Tố và Tiêu Thị Nhung nộp 407.644.632 đồng để sung quỹ Nhà nước; áp dụng khoản 5 Điều 153 Bộ luật hình sự phạt Trần Ngọc Bích 10.000.000 đồng; Tiêu Văn Tố 7.000.000 đồng.

Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về tội danh và hình phạt đối với 28 bị cáo khác về tội: “buôn lậu” và tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ngày 31-12-2004 Trần Ngọc Bích có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin xét lại số tiền bị tịch thu.

Ngày 03-01-2005 Tiêu Văn Tố kháng cáo kêu oan về tội “vận chuyển trái phép chất ma tuý”, xin giảm nhẹ hình phạt về tội “buôn lậu”.

Ngày 04-01-2005 Tiêu Thị Nhung kháng cáo kêu oan.

Ngày 07-01-2005 Võ Văn Hường kháng cáo xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tại bản án hình sự phúc thẩm số 750/HSPT ngày 13-5-2005, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh áp dụng khoản 3 Điều 161; các điểm a, g khoản 1 Điều 48 (riêng bị cáo Tố áp dụng thêm điểm p khoản 1 Điều 46) Bộ luật hình sự xử phạt các bị cáo: Trần Ngọc Bích 05 năm tù; Tiêu Văn Tố 03 năm tù đều về tội “trốn thuế”; huỷ các quyết định của bản án sơ thẩm đối với Tiêu Văn Tố về tội “vận chuyển trái phép chất ma tuý” để điều tra lại; áp dụng khoản 3 Điều 161; Điều 47; các điểm a, g khoản 1 Điều 48; Điều 69; Điều 74 Bộ luật hình sự: xử phạt bị cáo Tiêu Thị Nhung 15 tháng tù về tội “trốn thuế”; giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm về tội danh và hình phạt đối với Võ Văn Hường. Trần Ngọc Bích không phải nộp khoản tiền 2.837.949.562 đồng, các bị cáo Tiêu Thị Nhung và Tiêu Văn Tố không phải nộp 407.644.632 đồng để sung quỹ Nhà nước. Huỷ các quyết định này của bản án sơ thẩm.

Ngoài ra, Toà án cấp phúc thẩm còn quyết định về tội danh, hình phạt và các biện pháp tư pháp đối với các bị cáo khác có kháng cáo.

Ngày 20-11-2005 Võ Văn Hường khiếu nại xin hưởng án treo.

Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 10/QĐ-VKSTC-V3
ngày 12-5-2006, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 750/HSPT ngày 13-5-2005 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm tuyên huỷ phần dân sự đối với Trần Ngọc Bích, Tiêu Văn Tố và Tiêu Thị Nhung và xem xét lại hình phạt cho Võ Văn Hường với lý do“Án phúc thẩm không buộc Trần Ngọc Bích, Tiêu Văn Tố và Tiêu Thị Nhung nộp lại số tiền trốn thuế cho Nhà nước là không đúng, gây thất thu cho Nhà nước vì Nguyễn Thị Hạnh là người nhận bao thuế với số tiền trốn thuế là 6.148.867.395 đồng trong đó Bích; Tố và Nhung mới thanh toán cho Hạnh trên 3 tỉ đồng để Hạnh bao thuế số còn lại Bích; Tố và Nhung chưa thanh toán cho Hạnh mà vẫn sử dụng. Về hình sự trong vụ án này Võ Văn Hường có nhiều đơn xin xem xét lại mức án”.

Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng: Toà án cấp phúc thẩm quy kết cho Võ Văn Hường phải chịu trách nhiệm
vì đã ký 18 Tờ khai hải quan từ tháng 7-2002 đến tháng 10-2002 để thông quan, tạo điều kiện cho Bích, Hạnh trốn thuế 779 triệu đồng. Theo quyết định số 1494 ngày 26-12-2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và quy chế số 03, 04 cùng ngày 11-01-2002 của Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài thì Võ Văn Hường đã làm hết trách nhiệm; còn hậu quả gây thiệt hại như đã nêu trên thì Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đã quy kết trách nhiệm hình sự cho 14 nhân viên kiểm hoá, trực tiếp kiểm hoá cân đo trọng lượng cụ thể của từng lô hàng về việc thiếu trách nhiệm, không làm đúng quy định của ngành. Toà án cấp phúc thẩm kết án Võ Văn Hường về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 285 Bộ luật hình sự là đúng; nhưng xét hành vi của Võ Văn Hường có mức độ, lại là hành vi thiếu trách nhiệm gián tiếp; nên đề nghị
miễn trách nhiệm hình sự cho Võ Văn Hường. Về phần dân sự: giữ nguyên Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

XÉT THẤY:

Về trách nhiệm hình sự của Võ Văn Hường: Với cương vị là Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài, Võ Văn Hường đã buông lỏng quản lý trong thời gian dài để cho nhân viên dưới quyền không thực hiện đúng chức năng được giao trong việc kiểm hoá hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu Mộc Bài làm thất thoát trên 6 tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu của Nhà nước. Trong tổng số tiền thuế bị thất thoát này, bản thân Võ Văn Hường là người trực tiếp ký thông quan 18 Tờ khai hải quan, tạo điều kiện cho Doanh nghiệp “Hạnh Phúc” trốn thuế với số tiền 779.116.892 đồng. Do đó, Toà án cấp phúc thẩm áp dụng khoản 2 điều 285 Bộ luật hình sự kết án Võ Văn Hường 04 năm tù về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là có căn cứ, đúng pháp luật. Trong Quyết định kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không có nhận định hoặc chứng minh án phúc thẩm phạt bị cáo Hường 04 năm tù là sai. Tại phiên toà giám đốc thẩm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao có phát biểu và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho Võ Văn Hường là không có căn cứ chấp nhận.

Trong vụ án này, Toà án cấp phúc thẩm xác định Trần Ngọc Bích, Tiêu Văn Tố và Tiêu Thị Nhung chỉ có hành vi đồng phạm về tội trốn thuế, các bị cáo không được bà Võ Thị Nhan trả tiền bao thuế, các bị cáo không lấy tiền bao thuế, không có thu lợi bất chính về việc bao thuế nên đã quyết định bị cáo Bích không phải nộp 2.837.949.562 đồng, các bị cáo Tố và Nhung không phải nộp 407.644.632 đồng để sung quỹ Nhà nước là không đúng, bởi lẽ căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ phù hợp với lời khai của Bích là: Bích đã cùng bà Nhan hùn vốn cùng buôn bán hoa quả từ Cămpuchia qua cửa khẩu Mộc Bài về Việt Nam; Bích là người trực tiếp thoả thuận với Nguyễn Thị Hạnh về việc bao thuế và trực tiếp thanh toán số tiền bao thuế cho Hạnh. Mặt khác, Toà án cấp phúc thẩm đã buộc Bích phải chịu trách nhiệm hình sự đối với số tiền trốn thuế 2.837.949.562 đồng và buộc Tố, Nhung phải chịu trách nhiệm hình sự đối số tiền đã trốn thuế là 407.644.632 đồng là có căn cứ. Do đó, phải xác định số tiền trốn thuế này là số tiền do các bị cáo phạm tội mà có và phải áp dụng điểm b khoản 1 Điều 41 Bộ luật hình sự buộc Trần Ngọc Bích nộp lại số tiền 2.837.949.562 đồng, Tiêu Văn Tố và Tiêu Thị Nhung nộp lại số tiền 407.644.632 đồng như quyết định của Toà án cấp sơ thẩm để sung quỹ Nhà nước thì mới đúng.

Về hình phạt bổ sung: Toà án cấp sơ thẩm kết án các bị cáo Bích và Tố về tội “buôn lậu” và phạt tiền bổ sung đối với bị cáo Bích 10.000.000 đồng; Tố 7.000.000 đồng, nhưng khi Toà án cấp phúc thẩm chuyển tội danh đối với các bị cáo này sang tội trốn thuế lại không nhận định và cũng không quyết định gì về số tiền phạt này là không đúng, mà phải áp dụng khoản 4 Điều 161 Bộ luật hình sự để giải quyết cho phù hợp với tội danh đã tuyên.

Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 1 và khoản 3 Điều 285; Điều 287 và Điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự;

QUYẾT ĐỊNH:

1. Giữ nguyên bản án hình sự phúc thẩm số 750/HSPT ngày 13-5-2005 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh về tội danh và hình phạt đối với Võ Văn Hường.“Áp dụng khoản 2 Điều 285; khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự xử phạt: Võ Văn Hường 04 năm tù về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

2. Chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 750/HSPT ngày 13-5-2005 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh về phần quyết định sau đây: “Chấp nhận yêu cầu kháng cáo của các bị cáo Trần Ngọc Bích, Tiêu Thị Nhung về việc tịch thu khoản tiền thu lợi bất chính sung quỹ Nhà nước và xem xét khoản tiền thu lợi bất chính của bị cáo Tiêu Văn Tố bị tịch thu sung quỹ Nhà nước.

Bị cáo Trần Ngọc Bích không phải nộp khoản tiền 2.837.949.562 đồng. Các bị cáo Tiêu Văn Tố, Tiêu Thị Nhung không phải nộp 407.644.632 đồng. Huỷ các quyết định này của bản án sơ thẩm”.

3. Giao hồ sơ vụ án cho Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh để xét xử phúc thẩm lại phần hình phạt bổ sung và tịch thu số tiền (trốn thuế) do phạm tội mà có đối với 03 bị cáo Trần Ngọc Bích, Tiêu Văn Tố và Tiêu Thị Nhung theo đúng quy định của pháp luật.

4. Các quyết định khác của bản án hình sự phúc thẩm nêu trên không bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tiếp tục có hiệu lực pháp luật.

____________________________________________

- Lý do huỷ một phần bản án phúc thẩm:

Quyết định của bản án phúc thẩm về phần hình phạt bổ sung và tịch thu khoản tiền trốn thuế đối với bị cáo Bích, Tố và Nhung là không đúng.

- Nguyên nhân dẫn đến việc huỷ một phần bản án phúc thẩm:

1. Thiếu sót trong việc áp dụng quy định của pháp luật về xử lý đối với các khoản tiền do phạm tội mà có;

2. Thiếu sót trong việc xem xét hình phạt bổ sung khi quyết định chuyển tội danh cho các bị cáo.

Liên kết Xem thêm:

Công ty luật - Luật sư - Ly hôn - thủ tục ly hôn - sang tên sổ đỏ - tư vấn luật đất đai - tư vấn luật lao động - ly hôn đơn phương

Giấy phép xây dựng , Thủ tục xin giấy phép xây dựng, xin cấp giấy phép xây dựng, Xin giấy phép xây dựng

 Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sản

 Dịch vụ kế toán Tp. Hồ Chí Minh - cung cấp các gói dịch vụ kế toán trọn gói, quyết toán thuế, báo cáo tài chính uy tín trách nhiệm với đội ngũ kế toán tại Tp Hồ Chí Minh lành nghề

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân