doc truyen tranh, danh ba website, sua cua cuon, sua cua cuon,
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
XÉT HỎI VÀ TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA DÂN SỰ SƠ THẨM
THS. NGUYỄN THỊ THU HÀ - Khoa Luật dân sự – Đại học Luật Hà Nội Xét xử tại phiên tòa sơ thẩm là giai đoạn tố tụng quan trọng nhất, quyết định nhất bởi tại phiên tòa sơ thẩm Tòa án giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án, các đương sự công khai bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án.

ở phiên tòa, Hội đồng xét xử không chỉ dựa vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án mà phải xác định lại chúng đồng thời làm rõ thêm những tình tiết bằng cách nghe ý kiến trình bày của các đương sự, những người tham gia tố tụng khác, xem xét các tài liệu, vật chứng. Chỉ sau khi nghe ý kiến của những người tham gia tố tụng và kiểm tra, đánh giá đầy đủ các chứng cứ tại phiên tòa, Hội đồng xét xử mới nghị án để ra các quyết định về việc giải quyết vụ án.

Theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS) việc xét xử tại phiên tòa sơ thẩm tuân theo một trình tự nhất định bao gồm: thủ tục bắt đầu phiên tòa, xét hỏi tại phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa, nghị án và tuyên án.

Trong bài viết này, chúng tôi xin trao đổi một số ý kiến về thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa dân sự sơ thẩm.

Theo quy định tại Điều 50 PLTTGQCVADS, thủ tục xét hỏi tại phiên tòa được thực hiện như sau: “1. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án bằng cách nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người đại diện của đương sự, người đại diện của tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung, kiểm sát viên trong trường hợp Viện kiểm sát khởi tố vụ án, người làm chứng, người giám định; xem xét vật chứng;

2. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử hỏi trước, rồi đến kiểm sát viên, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia tố tụng có quyền đề xuất với Hội đồng xét xử những vấn đề cần được hỏi thêm”.

Thủ tục tranh luận tại phiên tòa theo quy định tại Điều 51 PLTTGQCVADS được thực hiện như sau: “1. Sau khi Hội đồng xét xử kết thúc việc xét hỏi, các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người đại diện của tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung trình bày ý kiến của mình về đánh giá chứng cứ, đề xuất hướng giải quyết vụ án. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, nhưng chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà mình không đồng ý. Nếu thấy cần thiết thì Hội đồng xét xử cho phát biểu thêm. Sau đó kiểm sát viên trình bày ý kiến về hướng giải quyết vụ án.

2. Nếu qua tranh luận mà thấy cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử có thể quyết định xét hỏi lại và tranh luận lại”.

Như vậy, theo quy định của các Điều luật đó thì thủ tục xét hỏi khác với thủ tục tranh luận. ở thủ tục xét hỏi Hội đồng xét xử đặt câu hỏi và nghe những người tham gia tố tụng trả lời, xem xét các chứng cứ, tài liệu của vụ án. ở thủ tục tranh luận đương sự, những người tham gia tố tụng được đưa ra ý kiến về chứng cứ và dựa vào các quy định của pháp luật để phân tích, lập luận, đưa ra các lý lẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thông qua xét hỏi Hội đồng xét xử thẩm tra các chứng cứ, tài liệu của vụ án, làm rõ thêm các tình tiết của vụ án. Thông qua tranh luận Hội đồng xét xử nhận thức được một cách toàn diện các vấn đề của vụ án từ các yêu cầu của đương sự , quan hệ pháp luật dân sự giữa các đương sự cần giải quyết, chứng cứ, tài liệu được sử dụng để giải quyết vụ án, pháp luật áp dụng cần giải quyết vụ án, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đương sự trong vụ án theo quy định của pháp luật.

Với những quy định về trình tự, thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm chúng ta có thể thấy đây là kiểu “tố tụng xét hỏi trong đó đề cao vai trò của Thẩm phán và coi nhẹ vai trò của các bên đương sự”. Trong quá trình xét xử tại phiên tòa thẩm phán giữ vai trò chủ động, tích cực. Thẩm phán là người điều khiển phiên tòa, bảo đảm phiên tòa được tiến hành theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Vai trò tích cực và chủ động của Thẩm phán còn được thể hiện ở việc tham gia vào quá trình xét xử tại phiên tòa như: yêu cầu các bên đương sự cung cấp thêm chứng cứ, xét hỏi các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người làm chứng, xem xét các chứng cứ, tài liệu của vụ án… Còn các đương sự không có quyền xét hỏi mà có chỉ quyền đề xuất với Hội đồng xét xử những vấn đề cần được hỏi thêm, được trình bày ý kiến của mình về đánh giá chứng cứ và dựa vào các quy định của pháp luật để phân tích, lập luận, đưa ra các lý lẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi thấy việc quy định về thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa như trên là chưa phù hợp, chưa bảo đảm tính dân chủ và bảo vệ các quyền con người trong quá trình tham gia tố tụng tại phiên tòa, làm đương sự ỷ lại phụ thuộc vào Tòa án, “hạn chế tính tích cực, chủ động của đương sự trong tố tụng” vai trò của luật sư tại phiên tòa bị mờ nhạt, toàn bộ trách nhiệm chứng minh được đặt lên vai Hội đồng xét xử đặt biệt là chủ tọa phiên tòa, còn các bên đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, những người tham gia tố tụng khác chỉ tham gia vào quá trình chứng minh ở mức độ hạn chế. Và khi phải đảm nhiệm toàn bộ trách nhiệm chứng minh ở phiên tòa thì Hội đồng xét xử không có điều kiện tập trung vào xem xét, đánh giá các chứng cứ, hướng quá trình tranh tụng giữa các bên đương sự vào việc làm sáng tỏ các yêu cầu, các căn cứ thực tiễn và pháp lý của các yêu cầu đó cũng như các tình tiết khác nhau về quan hệ pháp luật dân sự mà từ đó phát sinh tranh chấp giữa các đương sự. Mặt khác, việc Tòa án chủ động thu thập chứng cứ không bảo đảm sự khách quan, vô tư và công minh trong việc phân xử vụ án, không tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự.

Ngoài ra, trên thực tế hiện nay, thủ tục tranh luận ở nhiều phiên tòa không được tiến hành hoặc được tiến hành rất đại khái, có nhiều trường hợp “chủ tọa phiên tòa để cho đương sự tranh luận trong quá trình thẩm vấn”. “Tòa xét hỏi trước khi xét xử, Thẩm phán báo cáo… án, việc xét xử có chủ định, bàn bạc từ trước. Vì vậy phiên tòa không khách quan, không có việc tranh tụng thực tế mà việc đó diễn ra một cách hình thức” và “một số Thẩm phán – chủ tọa phiên tòa coi phiên tòa chỉ là một hình thức để hợp pháp hoá một bản án đã quyết định trưóc rồi, quyết định của tập thể Thẩm phán ở tại, của cấp uỷ hoặc của Tòa án cấp trên”. Bên cạnh đó, Tòa án chưa thực sự tôn trọng, “chưa tạo điều kiện thuận lợi để luật sư đọc hồ sơ vụ kiện; việc triệu tập phiên tòa quá gấp làm luật sư không kịp bố trí thời gian để thực hiện các quyền và nghiã vụ của mình trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa” và cũng không ít trường hợp “Hội đồng xét xử chưa tôn trọng, lắng nghe ý kiến của luật sư, cá biệt còn tư tưởng coi thường vai trò của luật sư tại phiên tòa, làm phiên tòa thiếu dân chủ”

Do đó đã đến lúc trình tự, thủ tục tiến hành phiên tòa được quy định lại theo hướng bảo đảm Tòa án thực hiện đúng chức năng của mình trong tố tụng dân sự. Để đạt được mục đích của tố tụng dân sự là xác định sự thật khách quan của vụ án: “Tòa án sẽ thực sự đóng vai trò trọng tài nếu không phải tự đi thu thập chứng cứ mà chỉ xem xét, đánh giá chứng cứ do các đương sự cung cấp. Điều này có nghĩa là nếu đương sự (hoặc tự mình hoặc có luật sư giúp đỡ) không xuất trình được chứng cứ cho Tòa án thì yêu cầu của họ sẽ bị bác bỏ”.

Vì vậy, để thực hiện đúng định hướng như Nghị quyết 08/ NQ – TƯ của Bộ chính trị ngày 2/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã đề ra: “Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên… nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định”, nên bỏ thủ tục xét hỏi, các bên đương sự thực hiện trách nhiệm chứng minh còn Tòa án chỉ thẩm tra tư cách các đương sự và những người tham gia tố tụng khác để bảo đảm tính hợp pháp của quá trình tranh tụng tại phiên tòa. Tòa án có quyền tham gia vào quá trình đó bất cứ thời điểm nào khi thấy cần thiết phải làm sáng tỏ các tình tiết, chứng cứ nào đó về vụ án chưa được các bên làm rõ. Do đó thủ tục tiến hành phiên tòa cần được quy định như sau:

Sau thủ tục bắt đầu phiên tòa, Tòa án cho đương sự trình bày yêu cầu, xuất trình chứng cứ và tranh luận.

¨ Dưới sự hướng dẫn của Hội đồng xét xử, nguyên đơn, người đại diện của nguyên đơn hoặc luật sư của nguyên đơn trình bày công khai tại phiên tòa nội dung đơn khởi kiện và các yêu cầu của mình. Tiếp đó, các đương sự, những người tham gia tố tụng khác (người đại diện hoặc luật sư của họ) trình bày các yêu cầu cụ thể của mình.

¨ Để chứng minh cho các yêu cầu của mình nguyên đơn, người đại diện của nguyên đơn hoặc luật sư của nguyên đơn trình bày trước Tòa án ý kiến của họ và xuất trình, chứng minh sự việc bằng các chứng cứ (giấy tờ, tài liệu, vật chứng, người làm chứng…), lý lẽ, viện dẫn các quy định của pháp luật. (Trong trường hợp vụ án do Viện kiểm sát khởi tố hoặc tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung thì đại diện Viện kiểm sát, tổ chức xã hội trình bày quan điểm cùng các chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý).

¨ Bị đơn, người đại diện của bị đơn hoặc luật sư của bị đơn cũng đưa ra các quan điểm cùng các chứng cứ (giấy tờ, tài liệu, vật chứng, người làm chứng…), các căn cứ pháp lý trên cơ sở đó đưa ra lập luận, lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình, phản bác lại quan điểm, lập luận của phía nguyên đơn.

¨ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người đại diện hoặc luật sư của họ cũng dựa vào chứng cứ, căn cứ pháp lý, đưa ra các lý lẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Đối với những người làm chứng khi khai báo tại tòa có thể bị chất vấn bởi đương sự, người đại diện của đương sự hoặc luật sư của đương sự phía bên kia.

Trong quá trình tranh luận giữa những người tham gia tố tụng, nếu có điểm nào chưa rõ thì Hội đồng xét xử có quyền hỏi thêm. Cuối cùng kiểm sát viên phát biểu ý kiến về vụ án và đề xuất hướng giải quyết vụ án. Trong trường hợp các đương sự không đồng ý với ý kiến của đại diện Viện kiểm sát thì họ có quyền đối đáp lại.

Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi về các quy định của PLTTGQCVADS về trình tự, thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa dân sự sơ thẩm. Mong rằng các ý kiến này được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu và tham khảo trong quá trình xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự.

(1) Xem: Nhà pháp luật Việt – Pháp (29, 30/10/2001), Tài liệu hội thảo pháp luật TTDS, tr. 3, 6.

Xem: Nguyễn Công Bình, Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học năm 1998, tr. 83.

Xem: Lương Duy, “Thực tiễn tiến hành phiên tòa dân sự và một số kiến nghị”, Tạp chí dân chủ pháp luật số 7/1998, tr. 10

Xem: Lạc Thảo, “án tại hồ sơ – Quan niệm không còn phù hợp”, Báo pháp luật ngày 12/3/2002, tr. 3

5) Xem: Nguyễn Thành Vĩnh, Luật sư với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, NXB Pháp lý năm 1990, tr. 81.

Nguyễn quang Lộc (2002), “Luật sư dưới góc nhìn của Thẩm phán”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (số2/2002), tr. 27.

Xem: Thu Tâm, “Để luật sư có vai trò đích thực”, Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1/4/2002, tr. 7.

) Nghị quyết 08/NQ -TƯ của Bộ chính trị ngày 2/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

SOURCE: CHƯA XÁC ĐỊNH (RẤT MONG ĐƠN VỊ PHÁT HÀNH VÀ TÁC GIẢ THÔNG CẢM)

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân