Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Quyết định sa thải của Ngân hàng đúng không?
Câu hỏi: (Dân trí) - Bạn của tôi tên là H đang là kỹ sư kỹ thuật, giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn với ngân hàng A. Trước khi thực hiện hợp đồng lao động, bạn tôi có thời gian thử việc là 2 tháng.
Trả lời:

Trong thời gian thử việc, H được cử đi Hàn Quốc học lớp huấn luyện nghiệp vụ trong thời gian 2 tuần, chi phí do ngân hàng đảm bảo. Sau 3 tháng thực hiện hợp đồng chính thức, H trúng tuyển khóa đào tạo sau đại học tại Hàn Quốc với học bổng 100% theo hợp đồng hợp tác đào tạo giữa Hàn Quốc và ngân hàng, thời gian đào tạo là 2 năm, bắt đầu từ ngày 1/6/2008. H được cử đi học với cam kết sau khi học xong sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng ít nhất là 5 năm, nếu không sẽ bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo và khoản tiền tương ứng với tiền lương, thưởng đã hưởng từ ngân hàng từ khi bắt đầu làm việc.

Hết thời gian học, H làm đơn xin tạm hoãn hợp đồng thêm 1 tháng nữa để giải quyết một số công việc cá nhân, ngân hàng không chấp nhận và yêu cầu H phải có mặt làm việc vào ngày 10/6/2010. Ngày 17/6/2010, H vẫn không có mặt tại nơi làm việc nên ngân hàng ra quyết định sa thải và buộc H bồi thường theo cam kết lên đến hơn 200 triệu đồng. Ngày 10/7/20010 H về nước và không đồng ý với quyết định sa thải trên, với lý do về muộn vì bị ốm.

Tôi muốn hỏi là nếu H có yêu cầu khởi kiện thì cơ quan nào sẽ giải quyết và quyền lợi của H sẽ được giải quyết như thế nào.

Việc quyết định sa thải H của ngân hàng có đúng không và nếu H có vi phạm thì phải bồi thường những gì? (Nguyễn Hoàng Lan, email: bichlieuqb@gmail.com)

 

Trả lời:

Theo các thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu H được Ngân hàng thử việc 02 tháng. Sau khi thử việc H được Ngân hàng ký hợp đồng không xác định thời hạn. Sau 3 tháng hiện hợp đồng chính thức, H trúng tuyển khóa đào tạo sau đại học tại Hàn Quốc với học bổng 100% theo hợp đồng hợp tác đào tạo giữa Hàn Quốc và ngân hàng, thời gian đào tạo là 2 năm, bắt đầu từ ngày 1/6/2008. H được cử đi học với cam kết sau khi học xong sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng ít nhất là 5 năm, nếu không sẽ bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo và khoản tiền tương ứng với tiền lương, thưởng đã hưởng từ ngân hàng từ khi bắt đầu làm việc.

Hết thời gian học, H làm đơn xin tạm hoãn hợp đồng thêm 1 tháng nữa để giải quyết một số công việc cá nhân, ngân hàng không chấp nhận và yêu cầu H phải có mặt làm việc vào ngày 10/6/2010.

Căn cứ khoản 1 điều 35 Bộ luật lao động quy định: “Hợp đồng lao động được tạm hoãn thực hiện trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dân khác do pháp luật quy định;

b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam;

c) Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận”.

Theo quy định nêu trên, H không thuộc trường hợp được xin tạm hoãn thực hiện hợp đồng. Nếu H muốn xin tạm hoãn hợp đồng H phải được sự đồng ý của Ngân hàng.

Ngày 17/6/2010, H vẫn không có mặt tại nơi làm việc nên ngân hàng ra quyết định sa thải và buộc H bồi thường theo cam kết lên đến hơn 200 triệu đồng. Ngày 10/7/20010 H về nước và không đồng ý với quyết định sa thải trên với lý do về muộn vì bị ốm.

Căn cứ khoản 1 điều 85 Bộ luật lao động đã được sửa đổi bổ sung các năm 2002, 2006 và năm 2007 quy định “Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;

b) Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;

c) Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.”

Theo Điểm 2 điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, thì “Hình thức sa thải được áp dụng đối với người lao động vi phạm một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động và đã cụ thể hoá trong nội quy lao động được quy định như sau:

a) Người lao động vi phạm một trong những các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động, nếu hành vi vi phạm đó chưa có đầy đủ hoặc khó xác định chứng cứ thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, kết luận để làm căn cứ xử lý kỷ luật.

b) Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch, năm dương lịch.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: bị thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp, các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”.

Theo các quy định nêu trên, H đã tự ý nghỉ việc từ ngày 10/6/2010, ngày 17/6/2010 Ngân hàng ra quyết định sa thải. Ngày 10/7/2010, H về nước và không đồng ý với quyết định sa thải với lý do về muộn do bị ốm.

Ngân hàng có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với H nếu chứng minh được H tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng, 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng. Nếu H có hồ sơ, tài liệu chứng minh nghỉ việc có lý do chính đáng như bị thiên tai, hỏa hoạn, bản thân hoặc thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ quan y tế được thành lập hợp pháp, thì việc áp dụng hình thức sa thải của Ngân hàng là trái với quy định của pháp luật.

Trong trường hợp H không xuất trình được hồ sơ chứng minh mình nghỉ việc có lý do chính đáng, thì cần xem xét trình tự thủ tục ra Quyết định sa thải của Ngân hàng có đúng quy định của điều 10, điều 11 Nghị định 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ như người ký quyết định có đúng thẩm quyền hay không; việc xem xét, xử lý vi phạm kỷ luật lao động có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, có báo bằng văn bản cho người bị kỷ luật không…

Theo khoản 3 Điều 41 Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2006, 2007 quy định: “Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có) theo quy định của Chính phủ”.

Căn cứ mục 4 phần III Thông tư 21/2003/TT-BL ĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động “Việc bồi thường chi phí đào tạo theo Điều 13 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a. Người lao động được đào tạo ở trong nước hoặc ngoài nước từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do phía nước ngoài tài trợ cho người sử dụng lao động, sau khi học xong phải làm việc cho người sử dụng lao động một thời gian do hai bên thoả thuận.

b. Người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động, khi chưa học xong hoặc học xong không làm việc cho người sử dụng lao động đủ thời gian như đã thoả thuận, thì phải bồi thường mức chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ cho người học do người sử dụng lao động tính có sự thoả thuận của người lao động.

Thoả thuận nêu ở điểm a và điểm b đây phải bằng văn bản có chữ ký của người sử dụng lao động và người lao động”

Như vậy, nếu H và Ngân hàng có cam kết bằng văn bản về việc phải bồi thường chi phí đào tạo và H đã tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng, thì H bị sa thải và phải bồi thường chi phí đào tạo cho Ngân hàng. Chi phí đào tạo bao gồm: Các khoản chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ cho người học…. Việc Ngân hàng yêu cầu H hoàn trả lại khoản tiền tương ứng với tiền lương, thưởng đã hưởng từ Ngân hàng từ khi bắt đầu làm việc là trái với quy định của pháp luật. H sẽ nhận được trợ cấp thôi việc hoặc tiền bảo hiểm thất nghiệp tùy thuộc thời gian H tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Trong trường hợp H nghỉ việc có lý do chính đáng thì H không bị sa thải và không phải bồi thường chi phí đào tạo cho Ngân hàng. H có thể khởi kiện đến Tòa án Nhân dân quận, huyện nơi Ngân hàng có trụ sở chính yêu cầu Tòa án hủy quyết định sa thải của Ngân hàng với lý do không đủ điều kiện để sa thải, trình tự thủ tục sa thải không đúng…, đồng thời H có thể yêu cầu Tòa án buộc Ngân hàng phải xin lỗi công khai, khôi phục danh dự và mọi quyền lợi vật chất cho H…

Luật sư Vũ Hải Lý

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT

Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966

Hot-line: 093 366 8166

Email: info@luatdaiviet.vn

Website: http://www.luatdaiviet.vn

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân