doc truyen tranh, danh ba website, sua cua cuon, sua cua cuon,
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Tư vấn thủ tục chia thừa kế – Luật Đại Việt
Thủ tục chia di sản thừa kế như thế nào là đúng để có thể phòng tránh mâu thuẫn cho gia đình. Luật Đại Việt chuyên gia tư vấn cách chia thừa kế theo pháp luật để có thể đảm bảo được sự công bằng và chính xác nhất. Với những di sản thừa kế khó phân chia gia đình luôn cần sự hỗ trợ tư vấn thừa kế.

 

Thủ tục chia di sản thừa kế như thế nào là đúng để có thể phòng tránh mâu thuẫn cho gia đình. Luật Đại Việt chuyên gia tư vấn cách chia thừa kế theo pháp luật để có thể đảm bảo được sự công bằng và chính xác nhất. Với những di sản thừa kế khó phân chia gia đình luôn cần sự hỗ trợ tư vấn thừa kế. 
Người được quyền đại diện phân chia di sản thừa kế
- Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thoả thuận cử ra.
- Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những người thừa kế theo pháp luật.
- Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thoả thuận.
Quy định là thế tuy nhiên luôn có một số di sản thừa kế rất khó giao người quản lý như cổ phần, cổ phiếu bởi đây là loại tài sản yêu cầu người quản lý cần có kiến thức kinh doanh mới quản lý được.
Nội dung biên bản họp gia đình về việc phân chia di sản thừa kế
Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây bằng văn bản
- Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
- Cách thức phân chia di sản.
Cách chia thừa kế theo Bộ luật dân sự
1. Phân chia di sản thừa kế theo di chúc
- Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.
2. Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Trường hợp người để lại di sản không lập di chúc hoặc di chúc bị vô hiệu toàn bộ thì việc chia thừa kế được quy định phân chia theo pháp luật như sau
- Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
- Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.
- Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế
+ Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
+ Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Có thể hiểu đơn giản là nếu không có thỏa thuận hoặc yêu cầu gì đặc biệt từ người được hưởng di sản thừa kế thì các gia đình chỉ cần xác định số lượng người được hưởng di sản thừa kế sau đó đem tổng tài sản chia đều cho tất cả những người được hưởng di sản thừa kế. Trường hợp có những yêu cầu đặc biệt thì căn cứ vào quy định mà luật sư trích dẫn để các gia đình phân chia cho hợp pháp.
Các khoản tiền được ưu tiên thanh toán từ di sản thừa kế
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản;
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
5. Tiền công lao động;
6. Tiền bồi thường thiệt hại;
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước;
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân;
9. Tiền phạt;
10. Các chi phí khác.
Quý khách hàng có băn khoăn thắc mắc cần được hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp tốt nhất. Mọi thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ tới Luật Đại Việt:
Địa chỉ : Số 28 Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội
Tel: (04)37478888 Fax: (04)37473966
Hot-line: 0933.668.166
Email: info@luatdaiviet.vn

Thủ tục chia di sản thừa kế như thế nào là đúng để có thể phòng tránh mâu thuẫn cho gia đình. Luật Đại Việt chuyên gia tư vấn cách chia thừa kế theo pháp luật để có thể đảm bảo được sự công bằng và chính xác nhất. Với những di sản thừa kế khó phân chia gia đình luôn cần sự hỗ trợ tư vấn thừa kế. 

Các tin tức liên quan:

Người được quyền đại diện phân chia di sản thừa kế

- Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thoả thuận cử ra.

- Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những người thừa kế theo pháp luật.

- Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thoả thuận.

Quy định là thế tuy nhiên luôn có một số di sản thừa kế rất khó giao người quản lý như cổ phần, cổ phiếu bởi đây là loại tài sản yêu cầu người quản lý cần có kiến thức kinh doanh mới quản lý được.

Nội dung biên bản họp gia đình về việc phân chia di sản thừa kế

Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây bằng văn bản

- Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

- Cách thức phân chia di sản.

Cách chia thừa kế theo Bộ luật dân sự

1. Phân chia di sản thừa kế theo di chúc

- Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

- Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

- Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

2. Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

Trường hợp người để lại di sản không lập di chúc hoặc di chúc bị vô hiệu toàn bộ thì việc chia thừa kế được quy định phân chia theo pháp luật như sau

- Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

- Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia.

- Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế

+ Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

+ Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Có thể hiểu đơn giản là nếu không có thỏa thuận hoặc yêu cầu gì đặc biệt từ người được hưởng di sản thừa kế thì các gia đình chỉ cần xác định số lượng người được hưởng di sản thừa kế sau đó đem tổng tài sản chia đều cho tất cả những người được hưởng di sản thừa kế. Trường hợp có những yêu cầu đặc biệt thì căn cứ vào quy định mà luật sư trích dẫn để các gia đình phân chia cho hợp pháp.

Các khoản tiền được ưu tiên thanh toán từ di sản thừa kế

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

5. Tiền công lao động;

6. Tiền bồi thường thiệt hại;

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước;

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân;

9. Tiền phạt;

10. Các chi phí khác.

Quý khách hàng có băn khoăn thắc mắc cần được hỗ trợ tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp tốt nhất. Mọi thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ tới Luật Đại Việt:

Địa chỉ : Số 28 Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội

Tel: (04)37478888 Fax: (04)37473966

Hot-line: 0933.668.166

Email: info@luatdaiviet.vn

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân