Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
xử lý pháp luật với bạo lực gia đình
Câu hỏi: Tôi có người dì hiện đang ly thân với chồng nhưng họ vẫn sống trong 1 nhà với nhau. Chồng của dì tôi là 1 người nghiện rượu rất lâu năm và không làm kinh tế gì cả trong khi dì tôi là trụ cột kinh tế chính của gia đình, đang làm kinh doanh. Chồng của dì tôi ngày nào cũng say xỉn, và cứ mỗi lần như vậy thì ông ta luôn chửi bới, xúc phạm nhân cách, lặng mạ dì và có lời lẽ đe dọa đến tính mạng của dì. Vì hai con của dì đi làm ăn xa nên trong nhà chỉ có 2 người, vì lẽ đó ông ta càng cậy thế mà liên tục có hành vi đồi bại, khủng bố tinh thần và đe dọa ngày càng nhiều hơn, khiến dì lúc nào cũng trong tâm trạng lo sợ, căng thẳng 1 ngày nào đó ông ta có thể giết dì. Nhiều lần ông ta say lên thì đe dọa giết dì và đuổi dì ra khỏi nhà vào lúc đêm khuya. Dì tôi nhiều lần phải lên trụ sở công an ngủ và có đề nghị giải quyết trường hợp của dì, nhưng công an chỉ giải quyết qua loa và cứ đề nghị về nhà giảng hòa, trong khi tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Dì tôi ngày nào cũng nơm nớp lo sợ vì chỉ có 1 mình dì, không có ai bên cạnh. Vậy xin hỏi trong trường hợp của dì tôi, dì phải làm gì để chấm dứt tình trạng trên, để dì yên tâm làm ăn vì dì tôi là người làm kinh doanh nên có rất nhiều mối quan hệ. Chuyện này ảnh hưởng không nhỏ đến công việc làm ăn của dì. Nếu muốn tố cáo thì dì tôi phải làm như thế nào và liệu công an có thụ lý đơn của dì tôi hay không? Tôi cũng xin nói thêm là hai con của dì cũng ủng hộ dì tố cáo ông ta vì họ cũng thương mẹ và rất căm phẫn với hành động mất hết tính người của ông ấy.
Trả lời:

Về trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau: Tại khoản 2 điều 1 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình Các hành vi bạo lực gia đình được quy định tại điều 2 bao gồm: a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục; e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. Theo những thông tin như bạn cung cấp, chú dượng bạn đã có hành vi: ngày nào cũng say xỉn rồi và cứ mỗi lần như vậy thì ông ta luôn chửi bới, xúc phạm nhân cách, lặng mạ vợ, có lời lẽ đe dọa đến tính mạng của vợ dì; liên tục có hành vi đồi bại, khủng bố tinh thần và đe dọa ngày càng nhiều hơn, khiến dì của bạn lúc nào cũng trong tâm trạng lo sợ, căng thẳng 1 ngày nào đó ông ta có thể giết mình. Nhiều lần còn say lên thì đe dọa giết dì và đuổi dì ra khỏi nhà vào lúc đêm khuyaNhững hành vi này của người chồng là hành vi bạo lực gia đình. Theo quy định tại điều 18 thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết như sau: 1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.. 2. Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý… Như vậy, thẩm quyền giải quyết thuộc về Cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình. Vì vậy dì của bạn hoặc bất ký người nào phát hiện ra hành vi bạo lực gia đình này đều có quyền tố cáo người vi phạm đến các cơ quan nêu trên. Ngoài ra dì bạn có thể đề nghị các cơ quan ban ngành giúp đỡ như Hội phụ nữ, Ủy ban Mặt trận tổ quốc địa phương. Sự việc này đã kéo dài và nhiều lần dì của bạn đã phải lên trụ sở công an ngủ mà chưa được chính quyền địa phương giải quyết là không đúng. Theo quy định tại điều 11 Nghị định số 87 ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thì hành vi ngược đãi, hành hạ thành viên trong gia đình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử phạt từ 200.000 – 500.000 đồng. Tuy nhiên kể từ ngày 27/01/2010 Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực. Việc xử phạt về các hành vi bạo lực gia đình sẽ áp dụng theo quy định tại Nghị định số 110. Theo quy định tại Nghị định số 110 thì tùy vào mức độ, tính chất của hành vi bạo lực của chú dượng bạn đối với dì bạn mà có thể bị xử phạt từ 100.000đ đến 2.000.000 đồng (quy định từ điều 9 đến điều 21). Ngoài ra theo quy định tại Điều 20 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã còn có thể ra quyết định cấm tiếp xúc không quá 3 ngày khi có đủ các điều kiện sau đây: - Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình; - Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình; - Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc. Vì thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên chúng tôi không biết mức độ nghiêm trọng của các hành vi mà chú bạn đã gây ra, có đối xử tàn ác với người lệ thuộc không?(phạm tội hành hạ người khác- điều 110); đã gây thương tích cho dì bạn chưa? Mức độ thương tích như thế nào? (tội cố ý gây thương tích- điều 104); hay việc chú bạn đe dọa giết dì bạn thể hiện như thế nào? Có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện hay không? (tội đe dọa giết người- điều 103). Nếu hành vi bạo lực đã ở mức độ nghiêm trọng, tàn ác, việc đe dọa có thể sẽ trở thành hiện thực hay đã gây thương tích cho dì bạn thì dì bạn có quyền tố cáo chồng ra cơ quan công an về tội cố ý gây thương tích hoặc hành hạ người khác hay đe dọa giết người theo quy định tại điều 103, 104, 110 Bộ luật hình sự nêu trên.

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân