doc truyen tranh, danh ba website, sua cua cuon, sua cua cuon,
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
QUY ĐỊNH VỀ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
  Hiện nay, việc các trường đại học hợp tác, liên kết với nhau trong các chương trình tuyển sinh và đào tạo diễn ra rất phổ biến. Cụ thể, một trường đại học có rất nhiều cơ sở liên kết ở nhiều vùng tỉnh lẻ và vùng sâu vùng xa. Tham gia các chương trình liên kết này, học viên có thể được học chương trình và nhận bằng do trường đại học có cơ sở liên kết đó cấp. Theo thống kê, số lượng các chương trình liên kết và cơ sở liên kết đang ngày càng gia tăng. Nhiều trường Đại học có từ 20 cơ sở liên kết đào tạo trở lên. Chỉ riêng khoa tại chức Trường ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã có đến 37 cơ sở vệ tinh liên kết đào tạo ở khắp nơi từ Quảng Bình đến Cà Mau. Trong khi đó, Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cũng đã vươn dài tay mở các lớp liên kết đào tạo ở tận vùng Tây Bắc. Và nhiều trường đại học, cao đẳng công lập ở Hà Nội, Hưng Yên cũng thường xuyên có mặt với các chương trình đào tạo tại phía Nam… Các trung tâm giáo dục từ xa, các trường cao đẳng cộng đồng, các trung tâm hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề các tỉnh chính là những đối tác, vệ tinh cho các trường này. Không chỉ có các trường đại học lớn, các trường đại học ngoài công lập và hàng loạt trường cao đẳng cùng đua nhau mở rộng phủ sóng về vùng sâu vùng xa.

 

Do những thuận lợi có thể thấy rõ cho cả các cơ sở liên kết đào tạo lẫn người học, nên hình thức liên kết này đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, qua thực tế tư vấn cho một số trường đại học, Đại Việt nhận thấy các cơ sở giáo dục hiện nay chưa thực sự nắm bắt được hết các vấn đề pháp lý liên quan đến liên kết đào tạo, dẫn đến các sai phạm không đáng có trong quá trình hợp tác, liên kết với nhau ảnh hưởng đến hoạt động cũng như uy tín của các cơ sở giáo dục đó.

Trong quá trình trực tiếp tư vấn cho các trường đại học, Đại Việt nhận thấy các rủi ro, tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình các đơn vị liên kết với nhau có thể gặp phải như:

-       Khi thỏa thuận liên kết đào tạo các bên không xác định rõ hình thức liên kết đào tạo là gì, không nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến điều kiện liên kết đào tạo, do đó có những đơn vị không đủ điều kiện về chủ thể được phép đào tạo nhưng vẫn thực hiện hoạt động liên kết, sau này giao dịch đó được coi là vô hiệu, vì vậy ảnh hưởng rất nhiều về lợi ích và uy tín của các bên, đặc biệt là ảnh hưởng đến lợi ích của chính các sinh viên đang tham gia vào chương trình liên kết đào tạo.

-       Thực tế, một số trường đại học liên kết để mở các trung tâm tin học, tiếng anh hay sát hạch lái xe…, sau một thời gian hoạt động, các trung tâm này có sai phạm về quy chế thi, cấp chứng chỉ và bị cơ quan công an điều tra, sau đó gửi yêu cầu đến các trường chủ quản có liên kết với các trung tâm này làm rõ sai phạm, báo cáo sai phạm và hướng giải quyết đến cơ quan điều tra. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của trường đại học chủ quản mà chính đơn vị này chưa thể lường trước được sự việc này sẽ xảy ra.

Dưới đây là một số vấn đề pháp lý cần lưu ý cho các cơ sở giáo dục khi muốn thực hiện hình thức liên kết đào tạo:

Cơ sở pháp lý:

-       Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

-       Thông tư số 29/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.

  1. 1.   Các hình thức đào tạo theo pháp luật hiện hành:

1.1. Liên kết phối hợp đào tạo:

Là việc đơn vị phối hợp liên kết đào tạo trực tiếp tham gia giảng dạy chương trình đào tạo, phối hợp quản lý quá trình đào tạo và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện liên kết đào tạo.

Nhà nước khuyến khích cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp liên kết để tổ chức đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội; trong đó doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp hợp tác trong xác định chuẩn đầu ra, xây dựng chương trình, phát triển đội ngũ giảng viên, doanh nghiệp, tổ chức tuyển sinh/tuyển dụng, tổ chức đào tạo lại doanh nghiệp, ký kết hợp đồng đào tạo với người học..; Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hợp tác để tổ chức và công nhận kết quả đào tạo một số modun, môn học lý thuyết và thực hành (bao gồm cả đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn).

1.2. Liên kết đặt lớp đào tạo

Là việc đơn vị phối hợp liên kết đào tạo không tham gia giảng dạy, chỉ phối hợp quản lý và đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện liên kết đào tạo.

  1. 2.        Yêu cầu về tổ chức liên kết đào tạo

2.1. Yêu cầu chung

  1. Ngành, nghề đào tạo dự kiến liên kết phải phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương, của doanh nghiệp
  2. Đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, chương trình, giáo trình phù hợp với mục tiêu của khóa học theo quy định của các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật giáo dục nghề nghiệp;
  3. Việc quản lý người học trong quá trình đào tạo được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên trong trường trung cấp, trường cao đẳng.

2.2. Đối với đơn vị chủ trì liên kết đào tạo

  1. Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với ngành nghề dự định liên kết đào tạo;
  2. Chỉ tiêu tuyển sinh liên kết đào tạo:

-       Nếu đơn vị chưa thực hiện đủ quy mô tuyển sinh đã được cấp theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thì chỉ tiêu tuyển sinh liên kết là phần còn lại của quy mô tuyển sinh được cấp theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

-       Nếu đơn vị đã thực hiện đủ quy mô tuyển sinh, thì đơn vị phải đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong trường hợp tăng quy mô tuyển sinh của từng ngành, từng nghề đào tạo vượt 10% trở lên so với quy mô tuyển sinh được cấp hoặc trường hợp liên kết với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động đào tạo ngoài trụ sở chính hoặc phân hiệu theo quy định tại khoản 1, khoản 7, Điều 18, Nghị định 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

  1. Đối với hình thức liên kết phối hợp đào tạo, đơn vị chủ trì liên kết đào tạo phải có đội ngũ giảng viên, giáo viên cơ hữu giảng dạy tối thiểu 60% khối lượng của chương trình đào tạo;
  2. Đối với hình thức liên kết đặt lớp đào tạo, đơn vị chủ trì liên kết đào tạo phải có đội ngũ giảng viên, giáo viên cơ hữu giảng dạy 100% khối lượng của chương trình đào tạo.

2.3. Đối với đơn vị phối hợp liên kết đào tạo

  1. Xác định được nhu cầu đào tạo về: ngành, nghề đào tạo, trình độ đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh;
  2. Địa điểm đào tạo phải đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết để phục vụ đào tạo, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh và an toàn lao động; có đội ngũ cán bộ quản lý phù hợp với mục tiêu đào tạo của khóa học;
  3. Đối với liên kết đào tạo khối ngành sức khỏe, địa điểm đào tạo phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về điều kiện để tổ chức đào tạo theo quy định của Bộ Y tế.
  4. Đơn vị phối hợp liên kết đào tạo chỉ được tham giảng dạy tối đa 40% khối lượng của chương trình đào tạo nếu đơn vị chủ trì liên kết đào tạo có yêu cầu, đồng thời phải bố trí cho giảng viên, giáo viên tham gia giảng dạy sinh hoạt chuyên môn với đơn vị chủ trì liên kết đào tạo

 

LUẬTĐẠIVIỆT

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân