doc truyen tranh, danh ba website, sua cua cuon, sua cua cuon,
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Khi ly hôn quyền nuôi con thuộc về bố hay mẹ?
Ly hôn là chuyện không ai mong muốn. Song nếu trường hợp này xảy ra thì vấn đề ai sẽ là người nuôi con luôn được quan tâm. Việc quyết định quyền nuôi con dựa trên nhiều yếu tố kết hợp

Ly hôn là chuyện không ai mong muốn. Song nếu trường hợp này xảy ra thì vấn đề ai sẽ là người nuôi con luôn được quan tâm. Việc quyết định quyền nuôi con dựa trên nhiều yếu tố kết hợp. Mong rằng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời cho mình.

1. Bố hay mẹ sẽ là người nuôi con? 

Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc nuôi con. Đối với những gia đình ly hôn thuận tình thì hai bên có thể tự sắp xếp, trao đổi, thỏa thuận về việc bố hay mẹ là người trực tiếp nuôi con.

Còn những trường hợp có tranh chấp thì sẽ quyền nuôi con sẽ được Tòa án có thẩm quyền xác định dựa theo quy định của pháp luật.

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

2. Điều kiện để giành quyền nuôi con 

Để giành quyền nuôi con, Bố/mẹ phải chứng minh được khả năng, điều kiện của mình trên mọi phương diện từ vật chất đến tinh thẩn có thể đảm bảo điều kiện tốt nhất và phù hợp với lợi ích của con.

Bố/mẹ phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện vật chất cơ bản như:

- Có thu nhập thực tế;

- Có công việc ổn định;

- Có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp);

Những điều kiện này sẽ được tòa tiến hành kiểm chứng thông qua các giấy tờ liên quan. Đó có thể là hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Đồng thời mức thu nhập và điều kiện vật chất của bạn phải tốt hơn người còn lại thì cơ hội có được quyền nuôi con cao hơn.

Những yêu cầu khác về điều kiện nuôi dưỡng, không gian sinh hoạt, học tập, vui chơi cũng được quan tâm.

Ngoài vật chất, bố/mẹ phải đảm bảo được những điều kiện tinh thần khác như thời gian chăm sóc, dạy dỗ con; tình cảm, thái độ của con đối với mình; nhân cách đạo đức của bố/mẹ…

Sau khi tổng hợp tất cả những thông tin tòa sẽ quyết định người có thể cung cấp và nuôi dưỡng con cái với điều kiện tốt nhất.

Trong trường hợp không đồng ý với phán quyết của toà thì thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án hoặc thay đổi ý kiến thỏa thuận trong vòng 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành (Điều 273 và Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015)

3. Những điều không nên khi muốn giành được quyền nuôi con 

Tòa quyết định quyền nuôi con dựa trên nhiều yếu tố. Quyền nuôi con của bạn cũng sẽ bị hạn chế nếu bạn có những yếu tố sau đây.

Theo điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Bố, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

–  Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

– Phá tán tài sản của con;

– Có lối sống đồi trụy;

– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến Văn phòng công chứng Đại Việt (nay là Văn phòng công chứng Trần Hằng) /Công ty luật TNHH Đại Việt để được giải đáp cụ thể.

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT-VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐẠI VIỆT

Địa chỉ : Số 411 Phố Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

Tel: (04)37478888 Fax: (04)37473966

Hot-line: 0933.668.166

Email: info@luatdaiviet.vn

Website:www.luatdaiviet.vn

 

 

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân