doc truyen tranh, danh ba website, sua cua cuon, sua cua cuon,
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Mức cấp dưỡng nuôi con
Câu hỏi: (Dân trí) - Tôi và vợ đăng ký kết hôn ngày 18/12/2003, chúng tôi có 2 con chung. Ngày 25/06/2007 tôi bị ngã xe bể đầu phải đi cấp cứu, nghe bạn bè nên vợ tôi đã quyết định xin ly hôn tôi, mặt dù tôi năn nỉ hết sức nhưng vợ tôi vẫn cương quyết. Vợ tôi đã làm đơn xin ly dị tôi gửi lên Tòa án.Tôi thấy rằng tình cảm vợ chồng không thể tiếp tục, vì níu kéo chỉ đau khổ cho nhau, vì vậy tôi đồng ý với tờ xin ly hôn của vợ tôi, vợ tôi yêu cầu tôi cấp dưỡng là 1.200.000 đồng/tháng cho các con. Mức thu nhập hiện tại của tôi là 3.000.000 đồng/tháng nhưng tôi hiện phải lo cho bản thân vì tôi bị té xe rất hiểm nghèo. Tôi muốn hỏi mức cấp dưỡng của tôi là bao nhiêu?   Xin chân thành cảm ơn quý báo! (Huỳnh Văn Vũ, Email kshuynhvanvu@yahoo.com.vn)
Trả lời:

Tại đoạn 2 khoản 1 Điều 92 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”.

Tại điểm mục 11, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “11. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).

Khi áp dụng quy định tại Điều 92 cần chú ý một số điểm sau đây:

a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó, thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con, thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Tại khoản 1 Điều 53 Luật hôn nhân gia đình quy định mức cấp dưỡng: “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Theo đó, tại Điều 56 Luật hôn nhân gia đình quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn như sau: “Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”

Như vậy, nếu sau khi ly hôn anh không trực tiếp nuôi con thì anh có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, anh chị có thể thỏa thuận mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của anh và nhu cầu thiết yếu của các con anh. Nếu anh chị không thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng nuôi con thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Luật sư Ngô Thị Lựu

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT

Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966

Hot-line: 093 366 8166

Email: info@luatdaiviet.vn

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân