doc truyen tranh, danh ba website, sua cua cuon, sua cua cuon,
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
Những vướng mắc khi áp dụng Điều 202 của Bộ luật Hình sự
Để việc áp dụng Điều luật thật sự chính xác và hiệu quả, những giải pháp trên cần được nghiên cứu, cân nhắc để luật hóa.

Trong những năm qua, cả nước đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý giao thông đường bộ (GTĐB) nhằm bảo đảm an toàn GTĐB. Tuy nhiên, số hành vi vi phạm các quy định về an toàn GTĐB, các vụ tai nạn GTĐB, số người chết và bị thương do tai nạn GTĐB vẫn còn cao. Tình trạng này xuất phát từ  nhiều nguyên nhân như hạ tầng cơ sở của nước ta còn chưa theo kịp nhu cầu tham gia giao thông của người dân, ý thức pháp luật của người dân còn kém… Và còn có cả nguyên nhân từ  những vướng mắc trong việc áp dụng Điều 202 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 – BLHS) về Tội phạm vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện GTĐB.

Điều 202 của BLHS quy định:

“1. Người nào điều khiển phương tiện GTĐB mà vi phạm quy định về an toàn GTĐB gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Quy định trên của BLHS là đã đầy đủ, nhưng vẫn có thể gây ra những cách hiểu khác nhau dẫn đến khó khăn cho công tác xét xử. Thực tiễn xét xử ở các Toà án cho thấy, Điều 202 còn những vướng mắc sau:

1. Sử dụng xe máy chuyên dùng vi phạm quy định về an toàn GTĐB gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác có thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 202 BLHS?

Theo quy định tại Khoản 17, Điều 3 của Luật GTĐB năm 2008, phương tiện GTĐB gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (khoản 12, Điều 3 của Luật GTĐB năm 2001 cũng quy định tương tự). Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự. Còn xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia GTĐB (Khoản 18, 19, 20 của Luật GTĐB năm 2008). Như vậy, theo Luật GTĐB, phương tiện GTĐB không bao gồm xe máy chuyên dùng. Trong khi đó, khoản 1, Điều 202 của BLHS quy định là tội phạm đối với người nào điều khiển phương tiện GTĐB mà vi phạm quy định về an toàn GTĐB gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác. Do sự khác nhau này, thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về tai nạn giao thông phát sinh một số vướng mắc liên quan đến người điều khiển xe chuyên dùng vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện GTĐB gây thiệt hại cho tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ hoặc tài sản của người khác.

Trong thực tiễn, có hai quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng nếu người điều khiển xe máy chuyên dùng gây tai nạn giao thông làm chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người (Điều 98, BLHS); nếu gây thương tích với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 108, BLHS). Truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội này bởi xe máy chuyên dùng là phương tiện chỉ được sử dụng vào các công việc cụ thể (thi công, phục vụ sản xuất nông nghiệp), không có chức năng vận tải người và hàng hoá. Vì vậy, Luật GTĐB không xem đây là phương tiện GTĐB. Do đó, nếu người điều khiển xe máy chuyên dùng gây chết người, gây thương tích nặng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 202.

Quan điểm khác cho rằng, người điều khiển xe máy chuyên dùng cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn GTĐB. Nếu người điều khiển xe máy chuyên dùng vi phạm các quy định của pháp luật về an toàn GTĐB gây tai nạn cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 202.

Theo chúng tôi, quan điểm thứ hai là hợp lý hơn cả. Bởi lẽ, bất kỳ phương tiện nào tham gia lưu thông trên đường bộ vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện GTĐB gây thiệt hại cho tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ hoặc tài sản của người khác thì đều phải chịu trách nhiệm về hành vi này. Nhưng nếu theo quy định của Khoản 3, Điều 17 của Luật GTĐB, đối chiếu với Điều 202 của BLHS, người điều khiển xe máy chuyên dùng khó thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 202 nếu gây tai nạn làm chết người hoặc gây thương tích nặng cho người khác. Để khắc phục bất cập này, chúng tôi cho rằng, khoản 3, Điều 17 của Luật GTĐB nên được sửa đổi thành: “Phương tiện GTĐB gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, xe máy chuyên dùng”.

2. Tình tiết không có giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe theo quy định

Tình tiết này được quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 202. Tình tiết này khi áp dụng trên thực tế có một số trường hợp dẫn đến cách hiểu không thống nhất, áp dụng pháp luật rất khác nhau, cụ thể:

Trường hợp thứ nhất, người điều khiển phương tiện GTĐB gây ra hậu quả chết người trong khi họ đang bị mất bằng lái xe (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền) thì có trường hợp Toà án áp dụng tình tiết này đối với bị cáo, có trường hợp Toà án lại không áp dụng mà chỉ xét xử như người vi phạm theo khoản tương ứng mà điều luật quy định.

Ví dụ, A bị mất giấy phép lái xe. Việc A mất giấy phép lái xe được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và A đang chờ thi lại để được cấp giấy phép lái xe mới. Tuy nhiên, trong thời gian này, A lái xe mô tô có dung tích xi lanh 100 cm3 gây tai nạn giao thông làm chết B. Lỗi trong vụ tai nạn thuộc về A do chạy quá tốc độ quy định. Trong trường hợp này, có Toà án đã áp dụng điểm a, Khoản 2, Điều 202 đối với A, nhưng có Toà án lại đưa ra quan điểm là nên xét xử A theo Khoản 1 của Điều 202.

Trường hợp thứ hai, một người đã được học tập trung tại trường đào tạo lái xe, đã thi sát hạch xong (đã đỗ), đang chờ cấp bằng lái nhưng đã điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây hậu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp này, có Toà án chấp nhận người này đã được phép lái xe, có Toà án cho rằng họ chưa được phép vì chưa có giấy phép lái xe.

Theo Điều 59 của Luật GTĐB, thì căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn. Người được cấp giấy phép lái xe Hạng B2, C, D, E và Hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo và đạt kết quả kỳ thi sát hạch, trúng tuyển mới được cấp giấy phép lái xe đúng hạng. Trường hợp giấy phép lái xe có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng thì người lái xe phải đi khám sức khoẻ và làm các thủ tục theo quy định để được đổi giấy phép lái xe. Giấy phép lái xe có thể bị thu hồi có thời hạn hoặc thu hồi vĩnh viễn theo quy định của Chính phủ (Điều 61 của Luật GTĐB). Như vậy, về bản chất, giấy phép hoặc bằng lái xe là một văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép một người có đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp người đang chờ cấp bằng lái nhưng đã điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây hậu quả nghiêm trọng thì cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định rõ: tại thời điểm xảy ra thiệt hại, người điều khiển phương tiện GTĐB chưa được cấp giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định, nên họ không được lái xe.

Trong trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB đã có giấy phép hoặc bằng lái xe nhưng giấy phép hoặc bằng lái xe đã bị mất, thì cơ quan tiến hành tố tụng phải xác minh họ có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định hay không để đưa ra những quyết định phù hợp với pháp luật.

Để thống nhất trong áp dụng pháp luật, theo chúng tôi, chỉ áp dụng tình tiết không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định trong các trường hợp sau đây:

- Không có (hoặc chưa được cấp) giấy phép hoặc bằng lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với loại phương tiện đó;

- Đã bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoặc bằng lái xe;

- Điều khiển phương tiện tham gia GTĐB trong thời gian bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấm điều khiển phương tiện.

3. Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm

Điểm c, Khoản 2, Điều 202 BLHS có quy định về tình tiết gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm. Tình tiết này chưa được giải thích rõ ràng nên việc áp dụng cũng có những tranh cãi khác nhau. Vì vậy, cần phải giải thích rõ như thế nào là bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm. Trên thực tế, có những trường hợp bỏ chạy vì lý do bị đe doạ đến tính mạng nhưng lại đến cơ quan công an gần nhất để khai báo, thì cũng là bỏ chạy nhưng không phải để trốn tránh trách nhiệm. Như vậy, tình tiết này cần được giải thích như sau: “Bỏ chạy vì lý do bị đe doạ đến tính mạng mà đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất; cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan công an, hoặc không đến trình báo ngay sau khi bỏ chạy nhưng chứng minh được có sự ảnh hưởng của yếu tố khách quan, thì không phải là để trốn tránh trách nhiệm”.

4. Lỗi trong tình tiết không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông

Tình tiết không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông được quy định tại điểm d, Khoản 2, Điều 202 cũng gây khó khăn trong áp dụng. Cụm từ này đã đánh đồng giữa hành vi cố ý không chấp hành và vô ý không chấp hành. Hai hành vi này có ý chí chủ quan hoàn toàn trái ngược nhau, vì vậy trách nhiệm hình sự áp dụng cho chúng cũng phải khác nhau. Nếu đánh đồng trách nhiệm hình sự của hai hành vi này cùng vào điểm d, Khoản 2, Điều 202 là không phù hợp. Vì vậy, theo chúng tôi, đối với tình tiết không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông, chúng ta cần sửa đổi thành:

- Nếu cố ý không chấp hành sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm d, Khoản 2, Điều 202.

- Nếu vô ý không chấp hành thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1, Điều 202.

5. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người che giấu người tội phạm theo Điều 202

Trên thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử đối với người phạm Tội vi phạm các quy định về điều khiển GTĐB. Theo Khoản 1, Điều 313, người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại Khoản 2, Điều 313 thì bị cho là phạm tội và phải chịu mức chế tài là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Trong Khoản 2, Điều 313 không có quy định dẫn chiếu Điều 202, nên những người che giấu người thực hiện hành vi phạm tội được quy định tại Điều 202 sẽ không bị coi là tội phạm. Vì vậy, trên thực tế có trường hợp người điều khiển phương tiện GTĐB  gây tai nạn làm chết người rồi bỏ trốn và sau đó nhờ người khác nhận tội thay. Người nhận tội thay đã được người phạm tội mô tả lại chi tiết hành vi phạm tội nên các cơ quan tiến hành tố tụng khó thể phát hiện ra. Sự thật vụ án bị xuyên tạc. Trong khi đó, chúng ta cũng không thể xác định người nhận tội thay phạm Tội khai báo gian dối (Điều 307 của BLHS) vì không thỏa mãn yếu tố chủ thể. Nếu bỏ qua yếu tố oan, sai thì sự thật này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện GTĐB thoát tội.

Để hoàn thiện pháp luật hình sự, tạo cơ sở pháp lý truy cứu trách nhiệm hình sự người nhận tội thay những người phạm Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện GTĐB,  theo chúng tôi, Khoản 2, Điều 313 nên bổ sung trường hợp người che giấu người phạm tội theo Khoản 2, 3, Điều 202 cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có như vậy, tình trạng nhận tội thay đối với tội phạm này mới được ngăn chặn, hạn chế người phạm tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện GTĐB trốn tránh trách nhiệm.

***

Trên đây là một số vướng mắc khi áp dụng Điều 202 của BLHS mà các cơ quan tiến hành tố tụng thường gặp phải. Để việc áp dụng Điều luật thật sự chính xác và hiệu quả, những giải pháp trên cần được nghiên cứu, cân nhắc để luật hóa. Có như vậy, Điều 202 mới thật sự góp phần có hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện GTĐB nói riêng và hành vi vi phạm an toàn GTĐB nói chung.


TS. Phạm Văn Beo- Khoa Luật, Đại học Cần Thơ

Theo Tạp chí nghiên cứu lập pháp (www.nclp.org.vn)

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

 

 

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân