doc truyen tranh, danh ba website, sua cua cuon, sua cua cuon,
Nhận và trả hồ sơ tận nơi logo Công ty luật TNHH Đại Việt Bản đồ bên trái web
VÀI VẤN ĐỀ TRONG VẬN DỤNG LOGIC HỌC ĐỂ CHỨNG MINH MỘT LUẬN ĐỀ KHOA HỌC XÃ HỘI
Bất kỳ một tác phẩm khoa học nào, từ báo khoa học có dung lượng ngắn một vài trang đến những công trình nghiên cứu khoa học dài hàng trăm trang, xét về cấu trúc logic cũng đều phải gồm ba bộ phận hợp thành là: luận đề, luận cứ và luận chứng.

VÀI VẤN ĐỀ TRONG VẬN DỤNG LOGIC HỌC ĐỂ CHỨNG MINH MỘT LUẬN ĐỀ KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Văn Sinh*

 

MỞ ĐẦU

Bất kỳ một tác phẩm khoa học nào, từ báo khoa học có dung lượng ngắn một vài trang đến những công trình nghiên cứu khoa học dài hàng trăm trang, xét về cấu trúc logic cũng đều phải gồm ba bộ phận hợp thành là: luận đề, luận cứ và luận chứng. Người làm nghiên cứu khoa học nếu nắm vững cấu trúc này sẽ thuyết phục hơn trong việc đảm bảo tính chặt chẽ khoa học của công trình cũng như có điều kiện đi sâu xem xét bản chất logic của phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Mặt khác, sử dụng thành thạo cấu trúc logic nói trên cũng mang lại hiệu quả thiết thực trong các hoạt động thường xuyên  phải cần đến vai trò của lập luận logic, ví dự như: giảng viên trình bày diễn giả thuyết trình trước hội nghị, đại biểu phát biểu tranh luận trong hội thảo, chiến sĩ công an trong các hoạt động điều tra phá án, người lãnh đạo trong các công việc đàm phán…

Mục đích của nhận thức trong khoa học và thực tiễn là đạt tới tri thức chân thực khách quan và trên cơ sở khách quan đó, con người lựa chọn và tác động tích cực vào thế giới xung quanh nhằm cải biến thế giới để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của mình. Khoa học luận đã chứng minh có hai con đường đưa con người tới nhận thức đúng đắn các hiện tượng, sự vật:

Một là: dựa vào cảm tính của các cơ quan thụ cảm đối với các hiện tượng, sự vật nhìn thấy, sờ thấy như trời lạnh, vị ngọt của đường, tiếng động ngoài đường phố, cảm giác nắng nóng gay gắt của buổi trưa hè…

Hai là: phải chứng minh bằng lập luận (luận chứng) từ những luận điểm do bản thân con người nêu ra ví dụ như: công trình nghiên cứu khoa học, bản luận tội của tòa án, một bài văn nghị luận…

Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chứng minh giúp cho con người hình thành niềm tin dựa trên một hệ thống cơ sở vững chắc. Nếu niềm tin đó lại được đặt trên nến tảng chân xác của tri thức khoa học thì bản thân cá nhân con người với sự hiểu biết thực chất công việc của mình làm sẽ quyết đoán đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ của lý luận và thực tiễn một cách triệt để nhất. Niềm tin khoa học sẽ và chỉ được hình thành, củng cố và phát triển trên cơ sở của chứng minh và các lập luận có căn cứ chắc chắn.

Khác với các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn không sử dụng các công thức, các phương trình đã mang tính chính xác mà phải dùng những luận cứ và luận chứng lý thuyết để chứng minh. Điều này là tương đối khó với những người mới làm nghiên cứu khoa học, đa số thường dễ mắc lỗi thiếu tính chặt chẽ logic trong giai đoạn này. Nội dung bài viết dưới đây nhằm đưa ra một số nhận xét và ví dụ về cách vận dụng logic để giúp cho quá trình luận chứng (chứng minh) chặt chẽ hơn.

1. KẾT CẤU CỦA MỘT PHÉP CHỨNG MINH

     Phép chứng minh khoa học được sử dụng theo một tư duy logic để chứng tỏ rằng một niềm tin khoa học hay một hoài nghi khoa học là đúng đắn. Trong thực tế, bất kỳ một khoa học nào cũng phải sử dụng phép chứng minh. Logic học không chỉ sử dụng chứng minh như là một công cụ, một phương tiện hiệu nghiệm mà còn lấy chính chứng minh làm đối tượng nghiên cứu. Nhìn từ góc độ logic học thì: chứng minh thực chất là một thao tác tư duy chịu sự tác động của quy luật lý do đầy đủ. Đó là thao tác tư duy dựa vào luận cứ để luận chứng về tính đúng đắn hay sai lầm hoặc thiếu thuyết phục của một luận đề.

1.1. Các khái niệm

1.1.1. Luận đề:

Luận đề là điều cần phải chứng minh trong một nghiên cứu khoa học; Luận đề trả lời câu hỏi: “cần chứng minh điều gì?”. Về mặt logic học, luận đề là phán đoán mà tính chân xác của nó cần phải được chứng minh. Mỗi luận đề cần chứng minh , về khách quan đều là một phán đoán có giá trị đúng hoặc sai. Trong thực tế, việc xác định giá trị này đôi khi là cả một quá trình lao động gian khổ mà người làm nghiên cứu khoa học phải thực hiện.

Luận đề có thể là các luận điểm lý luận khoa học; ví dụ, trong toán học là các định lí. Trong nghiên cứu kinh nghiệm, luận đề có thể là các kết quả khái quát các dữ kiện cụ thể. Nhiều trường hợp luận đề là các phán đoán về thuộc tính, về quan hệ hay về nguyên nhân tồn tại của sự vật và hiện tượng nào đó. Ví dụ, trong y học trường hợp bác sĩ cần xác định một căn bệnh cụ thể của bệnh nhân hoặc trường hợp nhà sử học cần nêu ra và chứng minh một sự kiện lịch sử nào đó v.v..

1.1.2. Luận cứ.

Luận cứ là bằng chứng (vật liệu) được đưa ra để chứng minh luận đề. Luận cứ được xây dựng từ những thông tin thu được nhờ đọc tài liệu, quan sát hoặc thử nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi: “ chứng minh bằng cái gì?”. Về mặt logic, luận cứ là phán đoán mà tính chân xác đã được công nhận và được sử dụng làm tiền đề để chứng minh luận đề. Trong nghiên cứu khoa học có hai loại luận cứ:

+ Luận cứ lý thuyết:

Là các cơ sở lý thuyết khoa học, luận điểm khoa học, các tiên đề, định lý, định luật, quy luật đã được khoa học xác nhận là đúng. Luận cứ lý thuyết còn có một tên gọi khác là luận cứ logic hoặc cơ sở lý luận.

+ Luận cứ thực tiễn:

Là các phán đoán đã được xác nhận, hình thành bởi các số liệu, sự kiện thu thập được từ quan sát hoặc thực nghiệm khoa học.

Trong quá trình chứng minh một luận đề nào đó, đôi lúc không chỉ sử dụng một loại mà phải sử dụng kết hợp một số loại luận cứ đã nêu ở trên. Một điểm quan trọng trong chứng minh là phải thấy được thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Khi thực tiễn đã xác định tính chân thực của một luận điểm thì không cần phải chứng minh tiếp nữa.

Ngoài ra, định nghĩa khái niệm khoa học cũng là cơ sở của chứng minh, bởi vì bất kỳ khoa học nào cũng có một hệ thống khái niệm. Các khái niệm đều được định nghĩa; định nghĩa khái niệm khoa học là sự phản ánh đúng đắn sự tồn tại khách quan của các sự vật, hiện tượng, quy luật của hiện thực, cho nên định nghĩa khái niệm khoa học là tri thức phản ánh đúng đắn thế giới khách quan. Chúng là luận cứ vững chắc trong chứng minh.

1.1.3. Luận chứng (lập luận)

Luận chứng là cách thức, quy tắc, phương pháp tổ chức một phép chứng minh, nhằm vạch rõ mối liên hệ logic giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề. Luận chứng trả lời câu hỏi: “chứng minh bằng cách nào?”. Trong nghiên cứu khoa học tồn tại hai loại luận chứng:

+ luận chứng logic; bao gồm một chuỗi liên tiếp các phép suy luận được liên kết theo một trật tự xác định (diễn dịch, quy nạp, loại suy).

- Suy luận diễn dịch là hình thức suy luận đi từ cái chung đến cái riêng;

- Suy luận quy nạp là hình thức suy luận đi từ cái riêng đến cái chung;

- Loại suy là hình thức suy luận đi từ cái riêng đến cái riêng.

+ Luận chứng ngoài logic; bao gồm phương pháp tiếp cận và phương pháp thu thập thông tin.

- Phương pháp tiếp cận, là cách thức xem xét sự kiện, tùy thuộc phương pháp tiếp cận được chọn mà sự kiện có thể được xem xét một cách toàn diện hơặc phiến diện;

- Phương pháp thu thập thông tin, là cách thiết lập luận cứ khoa học, phương pháp thu thập thông tin có vai trò quyết định đến độ tin cậy của luận cứ.

 

 2. VẬN DỤNG LOGIC HỌC ĐỂ CHỨNG MINH MỘT LUẬN ĐỀ KHOA HỌC XÃ HỘI

 

Quá trình nghiên cứu khoa học chính là quá trình tìm kiếm luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ luận đề (luận điểm khoa học) nhằm đảm bảo tính chân lý của luận điểm khoa học được đưa ra. Để làm việc này, người nghiên cứu phải sử dụng những lập luận logic nhằm tìm ra những thiếu sót, những điều không đúng, không hợp lý trong luận cứ hoặc luận chứng được sử dụng để chứng minh luận đề. Chỉ tới khi các lập luận cho thấy luận đề không còn khả năng bị bác bỏ  thì mới được phép công bố công trình nghiên cứu khoa học.

 

2.1. Các phương pháp chứng minh.

 Có hai phương pháp chứng minh là chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp.

2.1.1. Chứng minh trực tiếp:

     Chứng minh trực tiếp là chứng minh trong đó tính chân thực của luận đề được trực tiếp rút ra từ các luận cứ.

Sơ đồ logic của chứng minh trực tiếp như sau:

     Gọi p là luận đề, a, b, c … là các luận cứ; k, l, m …. là các phán đoán chân thực được suy ra từ a, b, c.

     (a, b, c…)     →            (k, l, m…)    →     p

Vì các luận cứ a, b, c… là chân thực và mối quan hệ logic từ a, b, c… qua k, l, m… tới p là đúng đắn nên luận đề phải chứng minh p là chân thực.

2.1.2. Chứng minh gián tiếp.

     Chứng minh gián tiếp là chứng minh trong đó tính chân thực của luận đề được rút ra trên cơ sở lập luận tính giả dối của phản luận đề.

     Phản luận đề là phán đoán mâu thuẫn với luận đề, trong logic học nếu luận đề được biểu thị bằng o thì phản luận đề được biểu thị bằng ō

     Chứng minh gián tiếp được sử dụng khi không có luận cứ để chứng minh trực tiếp. căn cứ vào kết cấu của phàn luận đề, chứng minh gián tiếp lại được chia thành chứng minh phản chứngchứng minh phân liệt.

2.1.2.1. Chứng minh phản chứng:

     Chứng minh phản chứng được thực hiện bằng cách xác lập tính giả dối của phản luận đề. Luận đề là o thì phản luận đề là ō. Giả định ō chân thực. Từ ō chân thực rút ra các hệ quả, nếu một trong các hệ quả mâu thuẫn với hiện thực hoặc với luận điểm đã biết là chân thực thì hệ quả ấy là giả dối. Từ đó có ō giả dối, suy ra o chân thực.

       2.1.2.2. Chứng minh phân liệt (phương pháp loại trừ)

     Chứng minh phân liệt là chứng minh gián tiếp trong đó lập luận về tính chân thực của luận đề được thực hiện bằng cách xác lập tính giả dối của tất cả các thành phần của phán đoán phân liệt trừ một thành phần là luận đề. Khi sử dụng phương pháp này, người nghiên cứu phải nêu ra hết toàn bộ các giải pháp có thể có và chúng phải loại trừ nhau.

     Phương pháp chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp là những phương pháp lập luận độc lập, nhưng có thể sử dụng chúng đồng thời với nhau. Trong quá trình lập luận, việc sử dụng kết hợp chúng được thực hiện khi không chỉ lập luận một cách khẳng định luận đề, mà còn chỉ ra tính không bền vững của phản luận đề. Sự kết hợp này làm cho giá trị của chứng minh càng cao, tức là làm cho lập luận càng đáng tin cậy và có sức thuyết phục hơn.

2.2. Bác bỏ và các phương pháp bác bỏ

Bác bỏ là thao tác logic nhằm xác lập tính giả dối hay tính không có căn cứ của luận đề đã được nêu ra. Phán đoán cần bác bỏ gọi là luận đề của bác bỏ. Các phán đoán dùng để bác bỏ gọi các luận cứ.

Quá trình xây dựng luận đề (xây dựng giả thuyết) nghiên cứu, xác định luận chứng nghiên cứu và xây dựng luận cứ (luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn) nghiên cứu còn được gọi là một tam đoạn luận

Trong phép chứng minh một luận đề, người nghiên cứu phải đảm bảo rằng tất cả quá trình từ phán đoán luận đề tới những luận cứ được đưa ra phải đầy đủ và chắc chắn, luận chứng (lập luận) phải vững chắc, bởi vì trong cả quá trình (tam đoạn luận) của phép chứng minh, chỉ cần tìm ra được một điểm vô lý thiếu tính logic là giả thuyết (luận đề) đủ để bị bác bỏ.

Có ba cách bác bỏ: Bác bỏ luận đề, bác bỏ luận cứ và bác bỏ luận chứng (làm sáng tỏ tính không vững chắc của luận chứng)

 

2.2.1 Bác bỏ luận đề:

 

+ Bác bỏ luận đề thông qua bác bỏ dữ kiện:

Là cách bác bỏ đúng đắn và hiệu quả nhất, Trong cách bác bỏ này, người nghiên cứu cần đưa ra các sự kiện, các hiện tượng thực tế, các số liệu thống kê, các cứ liệu khoa học… mâu thuẫn với luận đề và dùng chúng làm căn cứ khoa học vững chắc để bác bỏ luận đề.

 

+ Bác bỏ luận đề thông qua chứng minh tính giả dối của hệ quả rút ra từ luận đề:

 

Từ luận đề nêu ra có thể rút ra các hệ quả. Chỉ cần chứng minh một trong các hệ quả đó mâu thuẫn với hiện thực hoặc với các luận điểm chân thực đã chứng minh là đủ để bác bỏ luận đề. Phương pháp này gọi là “ quy về sự vô lí”, 

 

+ Bác bỏ luận đề thông qua chứng minh phản luận đề:

Nếu luận đề được biểu thị là e thì phản luận đề là ē, nếu chứng minh e là chân thực thì ē là giả dối và ngược lại, không thể tồn tại phán đoán thứ ba nào khác nữa (quy luật loại trừ cái thứ 3 trong logic học).

Ví dụ:  khi cần bác bỏ luận đề “ Tất cả các học viên tốt nghiệp cao học đều phải có luận văn tốt nghiệp, “đây là phán đoán khẳng định (o), phán đoán mâu thuẫn với nó là phán đoán phủ định riêng (ō) “ Một số học viên tốt nghiệp cao học không có luận văn tốt nghiệp”. Để khẳng định (ō) là chân thực chúng ta chỉ cần đưa ra bằng chứng có tồn tại một số, thậm chí chỉ một học viên tốt nghiệp cao học không phải làm luận văn tốt nghiệp. Ví dụ học viên B không làm luận văn tốt nghiệp nhưng vẫn được cấp bằng M.A. Như vậy ta đã chứng minh (ō) là chân thực nên (o) là giả dối. Luận đề bị bác bỏ.

 

2.2.2.  Bác bỏ luận cứ thông qua phê phán luận cứ

Khi khẳng định tính đúng đắn của một luận đề, bao giờ tác giả đưa ra luận đề cũng phải sử dụng các luận cứ để chứng minh. Nếu người phản biện chỉ ra được tính giả dối hay nghi ngờ luận cứ nào đó sẽ làm cho luận đề bị bác bỏ hoặc phải được chứng minh bằng luận cứ khác có cơ sở khoa học hơn.

Nếu các luận cứ đều không chân thực, thì rõ ràng luận đề sẽ không chân thực, và khi đó luận đề bị bác bỏ. Trong thực tế nhiều khi luận đề nêu ra là đúng đắn, nhưng người nêu ra lại không biết lựa chọn bcác luận cứ chân thực đủ để chứng minh cho luận đề của mình, hoặc các luận cứ đưa ra chưa đủ sức thuyết phục; những trường hợp như vậy đòi hỏi người đưa ra luận đề hoặc phải lựa chọn các luận cứ, hoặc phải bổ sung thêm luận cứ. Khi lựa luận cứ phải chú ý tới mọi khả năng có thể xảy ra trong hiện thực, phải xem xét các luận cứ được chọn có hoàn toàn chân thực không, có đủ cơ sở để chứng minh luận đề chưa?

 

2.2.3. Làm sáng tỏ tính không vững chắc của luận chứng:

Phương pháp này được sử dụng khi phát hiện ra trong lập luận không có mối liên hệ logic của các luận cứ và luận đề. Đây là phương pháp dùng để chỉ các sai lầm trong trong hình thức chứng minh. Sai lầm phổ biến nhất là việc lựa chọn luận cứ chân thực, nhưng không có mối liên hệ logic với luận đề để rút ra tính chân thực của luận đề .

2.3. Các quy tắc của chứng minh và một số vi phạm khi chứng minh

            Khi sử dụng phép chứng minh để chứng minh một luận đề khoa học, người nghiên cứu khoa học phải nắm vững các quy tắc của phép chứng minh, đó là quy tắc của luận đề, quy tắc của luận cứ, quy tắc của luận chứng.

       2.3.1. Quy tắc của luận đề

            Luận đề phải xác địnhphải đồng nhất với chính nó trong suốt quá trình chứng minh.

            + Luận đề phải xác định

            Khi tiếp cận với một luận đề, việc đầu tiên của người luận chứng là phải xác định, tức là phải làm rõ, định rõ luận đề. Để làm được điều này, trước tiên về khách quan, bản thân luận đề đưa ra phải rõ ràng, tức là phải bảo đảm tính xác định. Đối với luận đề là phán đoán phức, tính xác định của luận đề đồng nghĩa với tính xác định về loại của phán đoán làm luận đề. Tuy nhiên, vì luận đề được thể hiện dưới dạng phán đoán, mà phán đoán lại do các khái niệm liên kết với nhau tạo thành, nên nói đ ến tính xác định của một luận đề chủ yếu là nói đến tính xác định về nội dung của các khái niệm cấu thành nó. Một luận đề mà các khái niệm cấu thành nó được diễn đạt một cách mơ hồ, hiểu thế nào cũng được thì cuộc tranh luận sẽ không đạt hiệu quả, và dĩ nhiên là luận đề đó đã vi phạm quy tắc này.

            Ví dụ: Hai quốc gia A và B sau quá trình đàm phán đã ký kết với nhau một giao ước rằng từ nay về sau, nếu bên này muốn làm gì thì bên kia giúp. Đây là một giao ước có phạm vi phản ánh rộng đến mức mơ hồ vì cụm từ “muốn làm gì” có thể được hiểu là “muốn làm bất cứ việc gì, vô điều kiện”. Thế cho nên nếu như sau đó A muốn đem quân xâm lấn lãnh thổ của B mà B không giúp thì B sẽ phạm ước.

       + Luận đề phải đồng nhất với chính nó trong suốt quá trình chứng minh.

            Quy tắc này yêu cầu luận đề đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ trước sau phải là một. Nếu yêu cầu này không được tuân thủ thì sẽ phạm lỗi logic đánh tráo luận đề.

Trong một phép chứng minh, luận đề có thể bị đánh tráo dưới nhiều dạng khác nhau. Ở đây xin trình bày ba dạng đánh tráo tiêu biểu.

Một là, đánh tráo điều kiện mà phán đoán làm luận đề được khái quát.

Ví dụ: Luận đề “Tổng ba góc trong của một tam giác bằng 180 độ” được người chứng minh đưa ra trong hình học phẳng lại bị người khác bác bỏ vì đánh tráo vào trong hình học không gian;

Hai là, đánh tráo luận đề với người có liên quan tới luận đề.

Ví dụ: Để chứng minh cho luận đề “Luận văn của học viên A rất tốt”, thay vì dựa vào những đóng góp đích thực về mặt khoa học của bài tiểu luận, người chứng minh lại dựa vào năng lực, phẩm chất của học viên A, đại loại như A là một học viên giỏi, có tư cách đạo đức tốt…..Như vậy ở đây người chứng minh đã đánh tráo luận đề “Luận văn của học viên A rất tốt” bằng việc chứng minh luận đề “ A là người rất tốt”;

Ba là, đánh tráo khái niệm cấu thành luận đề.

Ví dụ, để chứng minh cho luận đề “Giáo viên này dạy rất hay” người chứng minh lại chứng minh rằng “ Giáo viên này nói chuyện rất hay”. Nói chuyên rất hay khác xa với dạy rất hay. Hoặc lúc đầu đưa ra luận đề “Giáo viên này dạy rất hay”, sau đó lại chứng minh “ Giáo viên này dạy không dở”; Thực tế dạy không dở chưa hẳn là đã hay mà có khi chỉ ở mức bình thường)

So với hai dạng đầu, dạng thứ ba “đánh tráo khái niệm cấu thành luận đề” là dạng hay bị mắc lỗi hơn. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm này là do rất nhiều khi người làm nghiên cứu thiếu một sự hiểu biết thống nhất chắc chắn về lĩnh vực mà khái niệm cấu thành luận đề phản ánh.

Để hạn chế lỗi này, trong một luận đề, hoặc rộng ra là đầu đề của bài viết, bài nghiên cứu, nếu có khái niệm nào cơ bản, đặc biệt là khái niệm cơ bản có nhiều cách hiểu khác nhau, thì phải xác định rõ nội dung của nó theo nghĩa của bài viết và giữ nguyên nội dung ấy trong suốt quá trình chứng minh.

2.3.2. Quy tắc của luận cứ.

Luận cứ phải đủ để suy ra tính chất đúng đắn của luận đề.

Đối lập với luận cứ đủ là luận cứ thiếu. Nếu như luận cứ đủ liên quan đến luận cứ đúng, luận cứ rõ ràng, không mâu thuẫn và luận cứ đã được chứng minh, thì luận cứ thiếu lại liên quan đến luận cứ sai, luận cứ mơ hồ, mâu thuẫn và luận cứ chưa được chứng minh. Theo quan điểm logic. Một luận cứ đúng có khi là chưa đủ, còn một luận cứ đủ có nghĩa là nội dung của nó đã đảm bảo đúng.

Tóm lại, quy tắc “luận cứ phải đủ” có phạm vi bao quát rất rộng. Nó bao hàm cả các quy tắc “ Luận cứ không được mơ hồ”, “ Luận cứ không được mâu thuẫn”, “ Luận cứ đã được chứng minh”.

Ví dụ 1: Sai do nội dung không phù hợp với thực tế.

- A: Này B cậu có vợ rồi hả?

- B: Thưa anh, đúng ạ!

- A: Nói bậy, tôi đã xem túi của cậu và thấy túi cậu có tiền.

Trong đối thoại trên, A đã quả quyết rằng B chưa có vợ. Để chứng minh điều đó A đã dựa vào căn cứ chủ quan của A “ Nếu có vợ thì không có tiền trong túi vì vợ đã giữ hết tiền” Nhưng B lại có tiền trong túi, chứng tỏ B chưa có vợ. Phép lập luận này đúng logic nhưng luận đề lại thiếu sức thuyết phục vì sử dụng luận cứ ngầm ẩn (nếu có vợ thì không có tiền trong túi) là một phán đoán sai do dựa vào tính chủ quan của A.

Ví dụ 2: Sai do quan hệ giữa luận cứ với luận cứ không phù hợp với quy luật của tư duy.

C là người bị tình nghi là thủ phạm của một vụ trọng án xảy ra tại Vũng tàu. Qua điều tra, công an thu thập được một số thông tin trái ngược nhau: Một thông tin khẳng định trong thời điểm xảy ra vụ án, C có mặt ở Vũng Tàu; Một thông tin khác lại khẳng định trong thời điểm ấy, C có mặt ở Phan Thiết, theo quy luật cấm mâu thuẫn, hai thông tin này có ít nhất một cái sai.

Ví dụ 3. Luận cứ thiếu do mơ hồ.

Để chứng minh một hành vi phòng vệ nào đó là chính đáng, người chứng minh dựa vào định nghĩa “Phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả tương xứng với hành vi xâm phạm quyền lợi chính đáng của cá nhân, tập thể, hay của người khác bị xâm phạm”. Thực sự thì định nghĩa trên rất mơ hồ trong phạm vi áp dụng vì rất khó xác định được rằng chống trả ở mức độ nào thì được gọi là tương xứng,

Ví dụ 4. Luận cứ thiếu do chưa được chứng minh.

Để chứng minh cho luận đề “Vụ khủng bố tại đảo Bali Indonexia không liên quan đến Biladen” người chứng minh dựa vào luận cứ “Vì Biladen đã chết” Nhưng ở thời điểm xảy ra chứng minh việc xác định “ Binladen đã chết” lại là một điều đang cần phải chứng minh do đó luận cứ dùng là sai.

2.3.3. Quy tắc của luận chứng.

Luận chứng không được dài dòng, luẩn quẩn, luận chứng phải tuân theo các quy luật, quy tắc của tư duy.

Sự dài dòng sinh ra có thể là do trong quá trình chứng minh người thực hiện đã sử dụng những luận cứ sai, nhưng cũng có khi là do không biết tổ chức, sắp xếp luận cứ, không nắm vững quy tắc của loại suy luận mà mình sử dụng

Tóm lại, nói đến luận chứng là nói đến nghệ thuật của lập luận. Nhiệm vụ của lập luận là tổ chức, sắp xếp, liên kết luận cứ, sao cho từ đó, bằng con đường ngắn nhất xác định được mối liên hệ logic giữa luận cứ và luận đề. Cơ sở để xác lập mối liên hệ này là các quy tắc, quy luật của tư duy. Vì thế, trong một phép chứng minh, chỉ cần một mối liên hệ nào đó giữa luận cứ và luận đề không phù hợp với những quy tắc, quy luật này thì người chứng minh sẽ phạm sai lầm về luận chứng và luận đề cần chứng minh không mang tính thuyết phục.

THAY CHO LỜI  KẾT

Logic hình thức góp phần điều chỉnh tư duy, nhận thức, tìm ra con đường đúng đắn đi tới chân lí, phát hiện và loại trừ sai lầm trong tư duy lí luận. Do đó, với mỗi người làm khoa học, sự hiểu biết về logic hình thức là rất cần thiết. Nắm vững và tự giác tuân theo các quy luật và quy tắc của logic chúng ta sẽ xây dựng được thói quen tư duy chính xác, sẽ có năng lực phân tích một cách logic những vấn đề do thực tiễn đặt ra.

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí. Bất kỳ tri thức khoa học nào cũng phải được thực tiễn kiểm nghiệm. Không được thực tiễn kiểm nghiệm thì bất cứ một luận điểm nào,  dù đã được chứng minh chặt chẽ về mặt lý luận cũng chưa được công nhận là luận điểm khoa học đáng tin cậy. Trong nghiên cứu khoa học (đặc biệt là khoa học xã hội) một mặt, phải rút ra kết luận khoa học trên cơ sở của các tri thức chân thực đã biết theo các quy luật và quy tắc của tư duy. Mặt khác, phải dùng thực tiễn để kiểm nghiệm lại lý luận. Hai mặt lý luận và thực tiễn phải gắn liền, liên kết chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Bởi vậy, muốn đạt kết quả cao trong nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn thì trước hết phải nắm vững logic hình thức.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

  1. Vương Tất Đạt (2001), Logic học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội
  2. Phan Trọng Hoà (2003), Logic học, Nhà xuất bản Thuận Hóa
  3. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội
  4. Lê Tử Thành (1996), Logic học & phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Trẻ
  5. Bài giảng môn Logic học tháng 5/2005 của GS.TS. Bùi Thanh Quất.

 

SUMMARY

SOME PROBLEMS OF APPLYING LOGIC TO PROVE

A SOCIO-SCIENTIFIC TREATISE

Nguyễn Văn Sinh 

Science is a knowledge system in which each separate factor is in a connection with other factors, with the whole complete system. Finding out the connection system is based on the knowledge provided by logic. However, science not only is a complete knowledge system but also continuously develops toghether with the development of human being’s awareness. Science is able to rupture old knowledge system and construct new knowledge one in higher, deeper and broader generalities owning to the consecutive development. In the development of science, different logical methods play an important role. They are used like a tool to change original information about things and phenomena of the objective world into knowledge as well as to discover existing and essential relations of things and phenomena. For this reason, logic is a necessary tool to help scientific reseacher in general and social science in particular who can fulfil their research work persuasively.

Tham khảo các bài viết tư vấn báo dân trí của các luật sư:

(Dân trí)-Thủ tục chấm dứt hợp đồng do hết tuổi lao động - Thủ tục thành lập công ty cổ phần

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty TNHH - Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục mua bán, sát nhập doanh nghiệp - Thủ tục đơn phương xin ly hôn

(Dân trí)- Điều kiện việt kiều được mua nhà Việt Nam - Thủ tục giải thể doanh nghiệp

(Dân trí)- Thủ tục tặng, cho tài sản cho người thân -Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

(Dân trí)- Điều kiện thành lập trường mầm non có vốn đầu tư nước ngoài -Thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi trụ sở công ty cổ phần - Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần -Thủ tục kết hôn với người nước ngoài

(Dân trí)-Thủ tục làm giấy phép tổ chức chương trình khuyến mại -Thủ tục Công chứng hợp đồng ủy quyền

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần - Chia tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện nào?

(Dân trí)-Thủ tục thay đổi tên công ty Trách nhiệm hữu hạn - Quyền chia thừa kế nhà đất

(Dân trí)-Thủ tục hủy bỏ hợp đồng công chứng - Quy định về trường hợp mất năng lực hành vi dân sự

Liên kết Xem thêm + trao đổi:

Là một trong những Công ty luật có đội ngũ Luật sư đông đảo và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi tư vấn và tham gia với vai trò luật sư, người đại diện khi khách hàng Ly hôn tư vấn các vấn đề liên quan tới  thủ tục ly hôn - ly hôn đơn phương Tranh chấp quyền nuôi con -  Phân chia tài sảnChúng tôi tham gia hoà giải và tư vấn.

Lĩnh vực đất đai, chúng tôi có các hoạt động tư vấn như:sang tên sổ đỏ , tư vấn luật đất đai ngoài ra lĩnh vực lao động, chúng tôi có các bài viết tư vấn luật lao động trên các phương tiện báo, website..

Lĩnh vực doanh nghiệp và đầu tư, chúng tôi có các luật sư giỏi tham gia Tư vấn đầu tư , tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam là một hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư, vì vậy việc tư vấn tốt sẽ mang lại nhiều giá trị tư vấn luật đầu tư

Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác,  Dịch thuật công chứng

Dịch vụ kế toán , dịch vụ kế toán thuế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ kế toán doanh nghiệp phát triển ở các tp, dịch vụ kế toán tại Hà Nội, ngoài ra lĩnh vực thuế chúng tôi cũng nhận và tư vấn chuyên sâu: dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hà nội , dịch vụ kế toán thuế tại hà nội, với nhiều năm tư vấn và thực hiện dịch vụ, chúng tôi đã phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, dịch vụ kế toán tại tphcm, cũng như dịch vụ kế toán tại đà nẵng. Các hoạt động như dịch vụ quyết toán thuếdịch vụ làm báo cáo tài chính.

Quản lý nhà hàngđào tạo quản lý nhà hàng với sự hỗ trợ của Ban khởi nghiệp Quốc gia (VCCI), Công ty Refber Việt Nam và Công ty Giải pháp Nhân sự Việt Nam phối hợp với Trường Trung cấp nghề nấu ăn và nghiệp vụ khách sạn Hà Nội

Bạn muốn có một website để phục vụ kinh doanh, IT Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, Thiết kế website: Tư vấn thiết kế website chuẩn SEO, hỗ trợ tư vấn tối ưu công cụ tìm kiếm: Google, Cốc Cốc, Bing... Với gói thiết kế website giá rẻ, chúng tôi tin rằng tất cả mọi người có thể sở hữu một website để kinh doanh.

Họ và tên
Email
Nội dung
Mã xác nhận
Ý kiến bạn đọc
phidly-online
tai sao khong:)
(06:37 03/06/2010)
Web link
Đội ngũ luật sư, Công chứng viên
  • Luật Sư Nguyễn Thiều Dương
  • Luật Sư Phạm Xuân Dương
  • Công chứng viên Trần Thị Thúy Hằng
  • Công chứng viên Nguyễn Đăng Đính
  • Công chứng viên Trịnh Thị Phương Thanh
  • Luật sư Vũ Hải Lý
  • Công chứng viên Ngô Thị Vân